Trắc nghiệm Đại cương về kim loại môn Hóa học 12 Trường THPT Chu Văn An

TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

 

1. Nguyên tử kim loại có xu hướng nào sau đây?

A. Nhường electron và tạo thành ion dương 

B. Nhường electron và tạo thành ion âm

C. Nhận electron và tạo thành ion âm            

D. Nhận electron và tạo thành ion dương

2. Phương trình nào dưới đây biểu thị đúng sự bảo toàn điện tích?

A. Fe2+ + 2e Fe2+                                 B. Fe Fe2+ +2e     

C. Fe Fe2+ +1e                                     D. Fe + 2e Fe3+

3. Liên kết kim loại là Liên kết được hình thành do

A. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron tự do .

B. sự góp chung electron giữa các nguyên tử kim loại.

C. lực hút tĩnh điện của ion dương kim loại này với ion âm kim loại kia.

D. sự cho và nhận eleclron giữa các nguyên tử kim loại.

4. Nhóm kim loại nào sau đây đều là kim loại nhẹ?

A. Li, Zn, Fe, Cu.                                      B. Mg, Al, Sn, Pb.            C. Na, K, Mg, Al.       D. K, Ba, Ag, Zn.

5. Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

A. K, Na, Fe.           B. K, Na, Ca.           C. Na, Ca, Zn.     D. K, Na, Mg.

6. Kim loại cứng nhất là kim loại nào trong số các kim loại sau đây?

A. Cr                        B. Fe                         C. W                    D. Al

7. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại sau đây?

A. Fe                        B. Al                         C. Au                    D. Ag

8. Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim ) gây ra bởi:

A. Khối lượng nguyên tử kim loại.           B. Cấu trúc mạng tinh thể kim loại.

C. Tính khử của kim loại.                        D. Do các electron tự do trong kim loại.

9. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:

A. Tính khử.             B. Tính oxi hóa.        C. Tính bazơ.       D. Tính axit.

10. Loại phản ứng hóa học nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại?

A. Phản ứng thế.                                       B. Phản ứng oxi hóa – khử.

C. Phản ứng phân hủy.                              D. Phản ứng hóa hợp.

11. Dung dịch nào có khả năng oxi hoá yếu nhất trong số các ddịch 1M sau đây?     

A. Ag+                      B. Zn2+                     C. Cu2+                D. H+

12. Dãy ion có tính oxi hóa tăng là

A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.                  B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.

C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.                  D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.

13. Trong những câu sau, câu nào đúng?

A. Trong hợp kim có liên kết kim loại hoặc là liên kết ion.

B. Tính chất của hợp kim không phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim.

C. Hợp kim có tính chất hoá học tương tự tính chất của các kim loại tạo ra chúng.

D. Hợp kim có tính chất vật lý và tính cơ học khác nhiều các kim loại tạo ra chúng.

14. Cl2 và HCl tác dụng với kim loại nào sau đây thì cùng tạo ra một loại hợp chất

A. Fe                   B. Zn                            C. Cu                             D. Ag

15. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 3.                   B. 1.                          C. 4.                      D. 2.

16. Hiện tượng xảy ra khi cho mẫu Ba vào dung dịch CuSO4 là:

A. có phản ứng:  Ba  +  CuSO4    BaSO4   +  Cu

B. kim loại màu đỏ xuất hiện, dung dịch nhạt màu dần

C. có khí H2 thoát ra, đồng thời có kết tủa màu xanh và trắng trong ống nghiệm.

D. A và B đúng.

17. Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch

A. HCl.                    B. H2SO4 loãng.       C. HNO3 loãng.   D. KOH.

18. Thả Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng

A. có khí thoát ra, có kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.

B. có khí thoát ra, có kết tủa xanh, kết tủa không tan.

C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.

D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.

19. Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl thu được 0,5g khí H. Khi cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là

A. 27,75g.                B. 27,25g.                 C. 28,25g.            D. 28,75g.

20. Cho 1,53 gam hỗn hợp kim loại Mg, Fe, Zn tan hết trong dung dịch HCl dư, có 672 ml khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:

A. 2,595                   B. 5,24                      C. 5,295               D. 3,66

21. Cho 2,5 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, được 1,12 lít khí H2 (đktc). Mặt khác 2,5 gam X tác dụng hết với khí clo dư thu được 6,263 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng Fe trong X là:

A. 14,33 %.              B. 13,44 %.              C. 19,28 %    D. 18,89 %

22. Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 3,36 lít khí thoát ra (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A .14,9                   B.12,49                       C. 21,94                D. 7,46

23. Cho 12,32 gam kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 7.392lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2, có tỉ khối so với H là 19. Kim loại M là:

A. Zn                        B. Cu                        C. Fe                   D.Mn

24. Cho một mẫu hợp kim Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lit NO (đktc). Số mol axit đã phản ứng là:          

A. 0,3 mol                B. 0,6 mol                 C. 1,2 mol            D. 6,0 mol.

25. Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với

A. Ag.                      B. Fe.                        C. Cu.                  D. Zn.

26. Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Fe + Cu(NO3)2.                              B. Cu + AgNO3.  

C. Zn + Fe(NO3)2.                              D. Ag + Cu(NO3)2.

27. Cho bột Cu đến dư vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch chứa ion Y. Chất X và ion Y lần lượt là

A. X (Ag, Cu); Y (Cu2+, Fe2+).                 B. X (Ag); Y (Cu2+, Fe2+).

C. X (Ag); Y (Cu2+).                                 D. X (Fe); Y (Cu2+).

28. Một phương pháp hóa học làm sạch một loại thủy ngân có lẫn Zn, Sn, Pb là ngâm hỗn hợp trong dung dịch X dư. Dung dịch X có thể là

A. Zn(NO3)2.            B. Sn(NO3)2.            C. Pb(NO3)2.  D. Hg(NO3)2.

29. Cho phản ứng: Cu + 2Fe(NO3)3  Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2. Chứng tỏ:

A. tính oxi hoá của Fe3+ < Cu2+; Tính khử của Cu > Fe2+         

B. tính oxi hoá của Fe3+ > Fe2+; Tính khử của Cu > Fe2+

C. tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+; Tính khử của Cu < Fe2+   

D. tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+; Tính khử của Cu > Fe2+

30. Fe kim loại có thể tan trong dãy các dung dịch nào sau đây?

A. FeCl2; CuCl2; HCl; HNO3                    B. FeCl3; CuCl2; HCl; AgNO3

C. AlCl3; H2SO4 loãng;  AgNO3                    D. FeCl3; H2SO4 đặc, nguội; CuCl2

31. Cho một lá sắt nhỏ vào các dung dịch sau: AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3, AgNO3. Số dung dịch có phản ứng là:            

A. 3                          B. 4                           C. 2                       D. 5

32. Cho hỗn hợp gồm hai kim loại Mg và Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, lắc cho đều cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm có hai muối và chất rắn Y gồm có ba kim loại. Dung dịch X và rắn Y gồm:

A. X (Mg(NO3)2, AgNO3); Y (Ag, Cu, Fe)                         

B. X (Mg(NO3)2, Cu(NO3)2); Y (Ag, Cu, Fe)

C. X (Mg(NO3)2, Fe(NO3)2); Y (Ag, Cu, Fe)                      

D. X (Mg(NO3)2,Cu(NO3)2); Y (Ag, Cu, Mg)

33. Ngâm lá Ni vào các dung dịch: MgSO4 (1), NaCl (2), CuSO4 (3), AlCl3 (4), ZnCl2 (5), Pb(NO3)2 (6). Các dung dịch có phản ứng:

A. (3), (4), (5)           B. (2), (4),(6).           C. (3), (5), (6)      D. (3), (6)

34. Cho Al tác dụng với dung dịch muối Cu2+.

Phương  trình ion:  2Al + 3Cu2+ →  2Al3+ + 3Cu . Chỉ ra phát biểu sai:

A. Al khử Cu2+ thành Cu.                         B. Cu2+ oxi hoá Al thành Al3+.

C. Cu2+ bị oxi hoá thành Cu.                     D. Cu không khử Al3+ thành Al.

35. Cho các phương trình ion sau:

(1) Cu+  2Ag+  →Cu2+    +     2Ag           (2) Fe + Zn2+ →  Fe2+     +   Zn

(3) Al +3Na+→  Al3+    +  3Na                  (4) Fe  + 2Fe3+   →    3Fe2+

(5) Fe2+  +   Ag+    →   Fe3+   +  Ag          (6) Mg   +   Al3+   →   Mg2+  +  Al

Các phương trình đúng:

A. (1), (6)                                                  B. (1), (2), (3), (6)            

C. (1), (4), (5), (6)                                      D. (1), (4), (5)

3. Ni kim loại có thể tan trong dãy các dung dịch nào sau đây?

A. CaCl2; FeCl3; CuCl2; HCl                    B. FeCl2; Ag(NO3)2; HNO3; KOH

C. CuSO4; MgCl2; H2SO4; ZnCl2                  D. CuSO4; FeCl3; H2SO4; CuCl2

37. Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag, Fe và Cu mà không làm thay đổi khối lượng ban đầu của Ag, ta dùng dung dịch:

A. FeCl2                   B. HCl                      C. FeCl3               D. Hg(NO3)2

38. Cho hỗn hợp bột gồm Fe và Cu dư vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng dung dịch thu được có chứa:

A. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3                         B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2

C. Cu(NO3)2                                               D. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.

39. Fe không tan trong dung dịch:

A. HCl loãng                                             B. H2SO4 loãng    

C. HNO3 đặc nguội                                   D. Fe(NO3)3

40. Cu có khả năng tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl loãng            B. Fe2(SO4)3                 C. FeSO4         D. H2SO4 loãng

41. Dung dịch FeSO4 bị lẫn tập chất CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp chất là:

A. cho lá đồng vào dung dịch.                                     

B. cho lá sắt vào dung dịch

C. cho một lá nhôm vào dung dịch.                                   

D. cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2  rồi hoà tan vào dung dịch H2SO4 loãng.

42. Cho hợp kim gồm Al, Fe, Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 dư. Chất rắn thu được sau phản ứng là:

A. Fe                        B. Al                         C. Cu                    D. Al và Cu

43. Cho hợp kim Zn, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại. Các kim loại đó là:

A. Zn, Mg, Cu         B. Zn, Mg, Ag          C. Mg, Ag, Cu          D. Zn, Ag, Cu

44. Cho K vào dung dịch FeCl3 xảy ra hiện tượng:

A. Fe bị đẩy ra khỏi muối.                        

B. có khí thoát ra vì K tan trong nướC.

C. có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ.            

D. có khí thoát ra, có kết tủa nâu đỏ, sau đó tủa tan  dần.

45. Cho Mg vào các dung dịch AlCl3, NaCl, FeCl2, CuCl2. Số dung dịch phản ứng với Mg là:

A. 4 dung dịch         B. 3 dung dịch           C. 2 dung dịch           D. 1 DD

46. Cho phương trình hóa học: aX + bY(NO3)a → aX(NO3)b + bY. Biết dung dịch X(NO3)b có màu xanh. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Cu, Fe.                B. Cu, Ag.                C. Ag, Cu.           D. Mg, Fe.

47. Dùng một thuốc thử phân biệt Fe2O3 và Fe3O4, thuốc thử đó là dung dịch

A. HCl.                    B. H2SO4 loãng.             C. HNO3.        D. CuSO4.

48. Ngâm một lá Zn trong 200ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng lá Zn

A. giảm 1,51gam.     B. tăng 1,51gam.      C. giảm0,43gam.     D.tăng 0,43gam.

49. Cho 11,2 gam Fe vào 400ml dd AgNO3 1,2M. Tính m kết tủa phản ứng kết thúc hoàn toàn.

A. 43,2 gam            B. 51,84 gam                                         C. 48,6 gam                  D. 54,38 g

50. Cho 0,411 gam hỗn hợp bột gồm Fe và Al vào 250ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn cân nặng 3,324 gam. Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu:

A. 0,255 gam           B. 0,243 gam            C. 0,270 gam       D. 2,043 g

51. Cho hỗn hợp A gồm 16,8 gam Fe và 0,48 gam Mg vào 200ml dd Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được m gam chất rắn. Giá trị m là

A. 17,24 gam           B. 18,24 gam            C. 12,36 gam D. 16,24 gam.

52. Cho 5,6g bột Fe vào 250ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 26,5g                   B. 18,0g                    C. 21,1g                D. 12,1g.

53. Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg vào một bình chứa sẵn 250ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng khối lượng kim loại có trong bình là 1,88g. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 trước phản ứng là

A. 0,10M.          B. 0,04M.                 C. 0,06M.              D. 0,12M.

54. Lấy m gam kim loại M hoà tan hết trong dung dịch Ba(OH)2 thu được V lít H2(đktc). Nếu 2m gam M tan trong dung dịch HCl dư, thể tích H2(đktc) sẽ là:

A. V(lít)                   B. 2V(lít)                  C. 0,5V(lít)          D. 1,5V(lít)  

55. Hòa tan hoàn toàn 37,6 gam hh X gầm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong dd HNO3 loãng nóng dư thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí NO thoát ra. Xác định số mol HNO3 đã tham gia phản ứng?

A. 1 mol                   B . 1,6 mol                C. 1,4 mol            D.2 mol

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Trắc nghiệm Đại cương về kim loại môn Hóa học 12 Trường THPT Chu Văn An. Để xem toàn bộ nội dung đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?