Bài tập trắc nghiệm về điện phân môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Quang Trung

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ ĐIỆN PHÂN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

Lý Thuyết :

Câu 1: Phản ứng nào xãy ra ở catốt trong quá trình điện phân nóng chảy MgCl2:

   A. Sự oxi hóa ion Mg2+     B. Sự khử Mg2+               C. Sự oxi hóa ion Cl      D. Sự khử Cl

Câu 2: Tromg quá trình điện phân ,với các điện cực trơ, ion âm (anion) di chuyển về:

   A. catot và bị oxi hóa        B. catot và bị oxi hóa      C. anot và bị khử             D. Anot và bị oxi hóa

Câu 3: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

   A. K và Cl2.                                                               B. K, H2 và Cl2.

   C. KOH, H2 và Cl2.                                                   D. KOH, O2 và HCl.

Câu 4: Điện phân dd NaCl với điện cực trơ và có màng ngăn, thì sản phẩm thu được ở các điện cực là:

   A. Catot NaOH, anot HCl                                        B. Catot Na, anot Cl2

   C. Catot NaOH và H2, anot Cl2                                D. Catot H2, anot NaClO

Câu 5: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

   A. sự khử ion Cl-.              B. sự oxi hoá ion Cl-.       C. sự oxi hoá ion Na+.     D. sự khử ion Na+.

Câu 6: Tromg quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về:

  1. catot và bị oxi hóa          B. Anot và bị oxi hóa      C. Catot và bị khử           D. Anot và bị khử

Câu 7: Phản ứng nào xãy ra ở cực dương trong quá trình điện phân nóng chảy KBr.

  1. ion Br bị khử                B. ion Br bị oxi hóa        C. ion K+ bị khử              D. ion K+ bị oxi hóa

Câu 8: Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là

A. Cu2+ + 2e → Cu.             B. Cu → Cu2+ + 2e.         C. Cl2 + 2e → 2Cl.         D. 2Cl → Cl2 + 2e.

Câu 9: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra quá trình gì?

   A. Sự khử ion Na+                                                     B. Sự oxi hoá Na+

C. Sự khử phân tử nước                                              D. Sự oxi hoá phân tử nước

Câu 10: Trong quá trình điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ), ở catot xảy ra phản ứng nào sau đây?

   A. Ag ¦ Ag+ + 1e                                                     B. Ag+  + 1e ¦ Ag

C. 2H2O ¦  4H+ + O2 + 2OH                                    D. 2H2O + 2e ¦  H2+2OH

Câu 11: Trong quá trình điện phân dd AgNO3 (điện cực trơ), ở cực dương xảy ra phản ứng nào sau đây?

   A. Ag ¦ Ag+ + 1e                                                     B. Ag+ +1 e ¦ Ag

C. 2H2O ¦ 4H+ + O2 + 2OH                                     D. 2H2O + 2e ¦  H2+2OH

Câu 12: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4, ( điện cực trơ) ở anot xảy ra quá trình gì?

  1. Sự oxi hóa ion SO42-      B. Sự khử Cu2+                C. Sự khử nước               D. Sự oxi hoá nước

Câu 13: Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được:

   A. không thay đổi.                                                     B. giảm xuống.

   C. tăng lên sau đó giảm xuống.                                 D. tăng lên.

Câu 14: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là:

  1. b > 2a.                            B. b = 2a                                        C. b < 2a.          D. 2b = a.

Câu 15: Điện phân dung dịch hỗn hợp x mol NaCl và y mol CuSO4 với điện cực trơ màng ngăn xốp. Dung dịch sau điện phân hoà tan được hỗn hợp Fe và Fe2O3. Mối quan hệ giữa x và y là:

   A. x < 2y                           B. x  2y                        C. x = 2y                         D. x > 2 y

Câu 16: Điện phân có màng ngăn hỗn hợp gồm a mol NaCl và b mol HNO3 sau một thời gian xác định ta thấy dung dịch thu được sau điện phân làm quỳ tím hóa xanh. Điều đó chứng tỏ ?

  1. b > 2a.                            B. b < 2a.                         C. B. a < b.                      D. a > b

Câu 17: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì

  1. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl
  2. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl
  3. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl
  4. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl

Câu 18: Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là

  1. khí Cl2 và H2.                 B. khí Cl2 và O2.                 C. khí H2 và O2.           D. chỉ có khí Cl2.

Câu 18: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

  1. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
  2. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
  3. Đều sinh ra Cu ở cực âm.
  4. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl.

Câu 19: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là

  1. ở catot xảy ra sự oxi hoá: 2H2O+2e →2OH + H2.
  2. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
  3. ở anot xảy ra sự oxi hoá: Cu →Cu2+ + 2e.
  4. ở catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e → Cu.

Bài tập

Câu 1: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II với dòng điện 9,65A. Sau 29 phút thấy khối lượng catot tăng 5,133g (biết catôt chưa có khí thoát ra). Kim loại đó là:

  1. Zn                                   B. Cu                               C. Ni                                D. Sn

Câu 2: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị 2 với I = 3A. Sau 965 giây chưa thấy có bọt khí ở catot, dừng điện phân đem catot sấy khô thấy khối lượng catot tăng 0,96 gam. Tên kim loại trong muối sunfat là gì?

   A. Bạc                               B. Đồng                           C. Niken                          D. Sắt

Câu 3: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị 2 với I = 4A. Sau 965 giây chưa thấy có bọt khí ở catot, dừng điện phân đem catot sấy khô thấy khối lượng catot tăng 1,18 gam. Tên kim loại trong muối sunfat là gì?

   A. Bạc                               B. Đồng                           C. Niken                          D. Sắt

Câu 4: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị 2 với I = 2A. Sau 32 phút 10 giây chưa thấy có bọt khí ở catot, dừng điện phân đem catot sấy khô thấy khối lượng catot tăng 4,32 gam. Tên kim loại trong muối sunfat là gì?

   A. Bạc                               B. Đồng                           C. Niken                          D. Sắt

Câu 5: Điện phân hoàn toàn 33,3 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại nhóm II, người ta thu được 6,72 lít khí clo (đkc). Tên của kim loại là:

   A. Be                                 B. Mg                              C. Ca                               D. Ba

Câu 6: Điện phân hoàn toàn 11,7 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại X, thu được 2,24 lít khí clo (đkc). Tên của kim loại là:

   A. K                                  B. Mg                              C. Ca                               D. Na

Câu 7: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là

   A. 1,12 lít.                         B. 0,56 lít.                        C. 3,36 lít.                       D. 2,24 lít.

Câu 8: Điện phân 300 ml dung dịch NiSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 2,95 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là

   A. 1,12 lít.                         B. 0,56 lít.                        C. 3,36 lít.                       D. 2,24 lít.

Câu 9: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 1M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 12.8 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là

   A. 1,12 lít.                         B. 0,56 lít.                        C. 3,36 lít.                       D. 2,24 lít.

Câu 10: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện I= 9,65 A. Khối lượng Cu bám bên catot khi thời gian điện phân t1=200s và t2=500s (với hiệu suất 100%) lần lượt là

   A. 0,32g và 0,64 g           B. 0,64 g và 1,28 g          C. 0,64 g và 1,32 g          D. 0,32 g và 1,28 g

Câu 11: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch chứa NiSO4 (dư) với cường độ dòng điện 1A trong 18 phút 26 giây. Khối lượng catot tăng lên 0,59 gam. Tính I?

   A. 5A                                B . 2,5A                           C.10A                              D. 1,25A

Câu 12: X, Y là hai kim loại hoạt động hóa trị II, hòa tan hỗn hợp gồm 31,9 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của X và Y bằng dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thì thu được 11,8 gam hỗn hợp kim loại ở catot và V lít khí (đktc) ở anot. V có giá trị là:

   A. 7,4368 lít                      B. 7,5264 lít                     C. 7,504 lít                      D. 7,448 lít

Câu 13: Điện phân 200ml dung dịch CuCl2 sau một thời gan người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điên phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol/lit ban đầu của dung dịch CuCl2 là:

   A. 1,2M                             B. 1,5M                           C. 1M                              D. 2M

Câu 14: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong thời gian 15 phút, thu được 0,432g Ag ở catot. Sau đó, để kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25ml dung dịch NaCl 0,4M. Tính khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu?

   A. 2,3g                             B.  3,2g                            C.  3,8g                            D. 2,38g

Câu 15: Điện phân 200 ml dung dich CuCl2 1M thu được 0,05 mol Cl2. Ngâm một đinh sắt sạch vào dung dịch còn lại sau khi điện phân, khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra. Hỏi khối lượng đinh sắt tăng thêm bao nhiêu gam

   A.9,6 g                              B.  1,2 g                           C. 0,4 g                           D. 3,2 g

Câu 16: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dung dịch X và 1,68 lít khí Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là

A. 0,15.                                B. 0,80.                            C. 0,60.                           D. 0,45.

Câu 17: Điện phân 200ml dunng dịch KOH 2M (D =1,1g/cm3) với điện cực trơ. Khi ở catot thoát ra 2,24 lít khí (đkc) thì ngừng điện phân. Biết rằng nước bay hơi do nhiệt độ không đáng kể. Dung dịch sau điện phân có nồng độ % là:

A. 10,27%                            B. 10,18%                       C.10,9%                          D. 38,09%

Câu 18: Điện phân 200ml dung dịch AgNO3 0,4M với điện cực trơ, trong thời gian 4 giờ cường độ dòng điện là 0,402A.Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân. Cho rằng thể tích của dung dịch sau điện phân thay đổi không đáng kể.

   A. [AgNO3]= 0,1M                                                  B. [HNO3] = 0,3M

   C. [AgNO3]= 0,1M và [HNO3] = 0,3M                    D. [AgNO3]= 0,3M và [HNO3] = 0,1M

Câu 19: Điện phân dung dịch NaOH với CĐDĐ không đổi I=10A trong 268 giờ. Sau điện phân, còn lại 100g dung dịch NaOH 24%. Tính nồng độ % của dung dịch NaOH trước điện phân?

   A. 1,2%                             B. 1,8%                           C. 2,4%                           D. 2%

Câu 20: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch chứa 0,02 mol NiSO4 với cường độ dòng điện 5A trong 6 phút 26 giây. Khối lượng catot tăng lên bao nhiêu gam?

   A. 0,00 gam                         B . 0,16 gam                    C. 0,59 gam                     D. 1,18 gam

Câu 21: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch chứa 0,02 mol NiSO4 với cường độ dòng điện 5A trong 18 phút 26 giây. Khối lượng catot tăng lên bao nhiêu gam?

   A. 0,00 gam                         B . 0,16 gam                    C. 0,59 gam                     D. 1,18 gam

Câu 22: Điện phân nóng chảy một muối của kim loại M với cường độ dòng điện là 10A, thời gian điện phân là 80phút 25 giây, thu được 0,25 mol kim loại M ở catot. Số oxi hóa của kim loại M ở cactot

   A. +1.                                  B. +2.                              C. +3.                              D. +4.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm về điện phân môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?