Tổng ôn về chủ đề Phóng xạ môn Vật Lý 12 năm 2021

TỔNG ÔN VỀ CHỦ ĐỀ PHÓNG XẠ

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

a. Phóng xạ là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững. Quá trình phóng xạ có phát kèm theo các tia phóng xạ.

b. Các đặc tính của quá trình phóng xạ.

- Có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân và là một quá trình ngẫu nhiên.

- Xảy ra một cách tự phát, không điều khiển được, không phụ thuộc vào các yếu tố môi trường: nhiệt độ, áp suất ….

c. Các dạng tia phóng xạ

- Tia phóng xạ a.

* Bản chất: hạt a là hạt nhân  He24 ;  Mang điện tích +2e  và bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

* Tính chất:  Tia a phát ra có vận tốc khoảng 107 m/s (cỡ 200 000 km/s) và đi được cỡ 8cm trong không khí,

còn trong chất rắn thì đi cỡ vài mm. Khả năng làm ion hoá chất  khí khá mạnh và khả năng đâm xuyên yếu.

* Phương trình phân rãXZA  à a24   +  A–4YZ – 2   

- Tia phóng xạ  Bêta ( b)

* Gồm hai loại:  b  :  là chùm electron (e-10)  ( điện tích –1e; khối lượng: 9,1.10–31kg)

                           b + : là chùm pozitron ( e+10): có khối lượng bằng hạt electrron, mang điện tích +1e

* Tính chất:   

- Tia b có vận tốc gần bằng vận tốc AS, đi được vài mét trong không khí, vài milimet trong kim loại.

- Có tác dụng ion hoá môi trường yếu hơn tia a, nhưng khả năng đâm xuyên mạnh hơn a

* Phương trình phân rã  b { XZA  à AYZ +1e-10  };  b+  {XZA  à AYZ –1e+10 }

- Tia phóng xạ Gama : g  (g00 )      

* Bản chất tia g là sóng điện từ (hạt phôtôn) có bước sóng ngắn l < 10 – 11 m

* Không  mang điện, có khả năng đâm xuyên lớn (vài mét trong bê tông, và vài cm trong Chì).

* Khi phóng xạ g00  thì Hạt nhân không đổi.

- Notrino (n) và phản Notrino: Đây là hai hạt thường phát kèm theo trong phân rã b. Các hạt này không mang điện, có khối lượng nghỉ bằng 0, chuyển động với vận tốc xấp xỉ bằng vận tốc ánh sáng.

d. Định luật phóng xạ.

- Phát biểu: Số hạt nhân phóng xạ trong quá trình phân rã, giảm theo thời gian theo quy luật của hàm số mũ.

- Chu kì bán rã T : Mỗi chất phóng xạ được đặc trưng bởi một thời gian T  gọi là chu kì bán rã. Cứ sau mỗi chu kì này thì có ½ số nguyên tử  bị phân rã biến đổi thành chất khác.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1/  Phóng xạ β-

A. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng.                                 

B. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

C. sự giải phóng êlectrôn (êlectron) từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử.   

D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

Câu 2/ Hạt nhân Triti ( 1T3 ) có

A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.                 

B. 3 nơtrôn (nơtron) và 1 prôtôn.

C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn (nơtron).  

D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn (nơtron).

Câu 3/ Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn

A. số nuclôn               B. số nơtron.              

C. khối lượng.            D. số prôtôn

Câu 4/ Hạt nhân càng bền vững khi có

A. số nuclôn càng nhỏ.                                 

B. số nuclôn càng lớn.

C. năng lượng liên kết càng lớn.                 

D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.

Câu 5/ Xét một phản ứng hạt nhân: \(H_1^2 + H_1^2 \to He_2^3 + n_0^1\) . Biết khối lượng của các hạt nhân 1H2 là MH=2,0135u ; mHe = 3,0149u ; mn = 1,0087u ; 1uc2= 931 MeV. Năng lượng phản ứng trên toả ra là:

A. 7,4990 MeV.          

B. 2,7390 MeV.          

C. 1,8820 MeV                       

D. 3,1654 MeV

Câu 6/ Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết

A. tính cho một nuclôn.                                 

B. tính riêng cho hạt nhân ấy

C. của một cặp proton-proton.           

D. của một cặp prôtôn-nơtron.

Câu 7/ Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng

A. 2 giờ.                     

B. 1,5 giờ.                              

C. 0,5 giờ.                              

D. 1 giờ

Câu 8/ Phát biểu nào sau là sai?

A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền

B. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtron khác nhau gọi là đồng vị.

C. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.

D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 9/ Phản ứng nhiệt hạch là sự

A. kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao.

B. kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao.

C. phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt.

D. phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn.

Câu 10/ Biết số Avôgađrô là 6,02.1023/mol, khối lượng mol của urani 92U238 là 238 g/mol. Số nơtron trong 119 gam urani U 238 là: 

A. 8,8.1025.                   

B. 1,2.1025.                 

C. 4,4.1025.                 

D. 2,2.1025.

...

ĐÁP ÁN

1

D

6

A

11

B

16

D

2

A

7

B

12

B

17

C

3

A

8

C

13

B

18

A

4

D

9

A

14

C

19

C

5

D

10

C

15

C

20

C

 

-(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn về chủ đề Phóng xạ môn Vật Lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?