Tổng ôn kiến thức Hóa học Vô cơ 12

TỔNG ÔN KIẾN THỨC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12

 

Câu 1.  Lớp thứ 3 của vỏ e nguyên tử có thể có bao nhiêu e?

A.  8                                       B.   32                                  C.   9                                    D.  18

Câu  2 Nhận sét về tích chất hoá học nào dưới đây có phần SAI?

A.  Phân tử N2 bền nên khá trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường. N2 chỉ thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng.

B.  Axít nitric là axít mạnh và là một trong những axít có tính oxi hoá mạnh nhất.

C.  Amoniac có khả năng kết hợp với H+ ( thể hiện tính bazơ), do có cặp electron tự do trên nguyên tử N.

D. Do N trong amoniac có mức oxi hoá tối thiểu, nên trong phản ứng oxi hoá khử amoniac chỉ thể hiện tính khử.

Câu  3 Chất nào sau đây KHÔNG nên sử dụng để làm khan rượu ?

A. CuSO4                               B. CaO                              C.  H2SO4 đặc                    D. C2H5ONa

Câu 4 Để phân biệt phenol, alinin, benzen, stiren người ta lần lượt sử dụng các thuốc thử :

A.  Quỳ tím , dung dịch brom                                               B.  Dung dịch NaOH, dung dich brom

C.  Dung dịch brom, quỳ tím                                                D.  Dung dịch HCl, quỳ tím

Câu 5 0,01mol amino axit A phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của A có dạng:

A.  H2NRCOOH                    B. (H2N)2R(COOH)2            C.  H2NR(COOH)2             D.  (H2N)2RCOOH

Câu 6 Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R ứng với công thức RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,34% O về khối lượng. Nguyên tố R là:

A.  As                                     B.   P                                    C.   S                                 D.  N

Câu 7 Tính chất vật lý nào dưới đây cuả kim loại KHÔNG phải do các e tự do gây ra?

A. Tính cứng                                         

B. Tính ánh kim                                

C.  Tính dẻo

D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt

Câu 8 Xét phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng:  N2  +  3H2    ↔ 2NH3  + 92 kJ

Khi hạ nhiệt độ cân bằng sẽ chuyễn dịch theo chiều nào?

A.  Không xác định                

B.  Nghịch                          

C.  Thuận                           

D.  Không chuyển dịch

Câu 9  Có các chất và ion sau: (1) H2O; (2) CH3COO- ; (3) HPO4-2 ; (4) HPO3-2 ; (5) HSO4- ; (6)HCO3- . Theo thuyết proton của Bronsted thì các chất có ion lưỡng tính là:

A.  (1), (3), (4), (6)                                 

B.  Tất cả các chất và ion đã cho       

C.  (1), (3), (5), (6)

D.  (1), (3), (6)

Câu 10 Dung dịch CH3COOH  0,1M có pH=2,9. Độ điện ly của CH3COOH trong dung dịch đó là:

A.  0,0124%                            B.  1,24%                            C.   1.26%                            D.  0,0126%

Câu 11 pH của các dung dịch HCl  0,001M và dung dịch  Ba(OH)2 0,005M lần lược bằng:

A. 2 và 11,7                            B.  2 và 2,3                          C.   3 và 2                             D.  3 và 12

Câu 12 Khi lấy cùng số mol H2SO4 (đặc nóng) cho tác dụng hoàn toàn với lượng dư mỗi chất: Cu, S, Na2SO3. Trường hợp nào thể tích khí SO2 thu được nhiều nhất:

A.  H2SO4(đặc nóng) tác dụng với S

B.  H2SO4(đặc nóng) tác dụng với Na2SO3

C.  Thể tích khí SO2 thu được cả 3 trường hợp đều bằng nhau

D.  H2SO4(đặc nóng) tác dụng với Cu

Câu 13 Cho 1,08 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,336 lít khí A (đktc). Công thức phân tử A là:

A.  N2O                                  B. NO2                               C.  NO                               D.  N2

Câu 14 Cho 5,8 gam andehit  A tác dụng hết với  Cu(OH)2  OH- được 14,4 gam Cu2O, A là:

A.  CH3CHO                           B.  HCHO                           C.   C2H5CHO                   D.  (CHO)2

Câu 15 Hoà tan Fe trong HNO3 thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hoà tan:

A. 2,24 gam                            B.  1,12 gam                        C.   1,68 gam                  D.  0,56 gam

Câu 16 Hoà 0,3 mol Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp loãng  chứa NaNO3 và H2SO4 thì :

A. Phản ứng xảy ra tạo 0,6 mol NO2                                 B.   Phản ứng xảy ra tạo 0,2 mol NO

C.  Phản ứng không xảy ra                                                D.  Phản ứng xảy ra tạo 0,3 mol H2

Câu 17 Từ 100 mol NH3 có thể điều chế ra bao nhiêu mol HNO3  theo quá trình công nghiệp theo hiệu suất 80%?

A. 100 mol                            B.  120 mol                        C.   80 mol                           D.  6,67 mol

Câu 18 Dãy nào dưới đây, độ mạnh tính bazơ của các chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là đúng

A.  NH3 > CH3NH2 > C6H5NH2 >(CH3)2NH                       

B. CH3NH2 >C6H5NH2  >CH3NH2   > (CH3)2NH

C. CH3NH2 >C6H5NH2  >NH3  > (CH3)2NH                      

D.  CH3)2NH >CH2NH2 >NH3 >C6H5NH2

Câu 19 So sánh độ sôi của các chất:

(1) CH3CH2OH, (2) CH3COOH, (3) C2H5COOH, (4) CH3CH2NH2, (5) CH3CH2Cl

A. (1)< (2)< (3)< (4)< (5)                      

B.  (5)< (4)< (1)< (2)< (3)                  

C.  (5)< (1)< (4)< (2)< (3)

D. (2)< (3)< (1)< (4)< (5)

Câu 20 Cấu hình của nguyên tử hay ion nào dưới đây được biểu diễn KHÔNG đúng?

A.  Mn+2(Z=25)[Ar]3d34s2                     

B.  Fe+3(Z=26)[Ar]3d5                       

C.  Cr(Z=24)[Ar]3d54s1

D.  Cu(Z=29)[Ar]3d104s1

...

Trên đây là phần trích dẫn Tổng ôn kiến thức Hóa học Vô cơ 12, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?