Tổng hợp Lý thuyết và bài tập về Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến môn Vật Lý 12 năm 2020

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN

I) LÝ THUYẾT

1) Nguyên tắc chung của việc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

- Ưu điểm của sóng vô tuyến: sóng vô tuyến có thể truyền đi xa, có thể lan truyền khắp nơi trong khí quyển, chỉ cần hệ thông trạm phát thu mà không cần cáp truyền.

- Để truyền được thông tin như âm thanh, hình ảnh,... ta đều sử dựng quy trình sau:

+ Biến các thông tin muốn truyền đi thành các dao dộng điện, những dao động điện này có tần số thấp nên được gọi là tín hiệu âm tần hay thị tần (không thể truyền đi xa vì năng lượng nhỏ)

+ Dùng sóng điện từ có tần số cao (cao tần), được gọi là sóng mang, truyền thông tin đi xa.

+ Để sóng mang truyền tải được thông tin của âm tần, ta trộn sóng âm tần với sóng mang, gọi là biến điệu sóng điện từ. (có thể biến điệu biên độ, biến điệu tần số hoặc biến điệu pha). Trong cách biến điệu biên độ: âm tần có tần số là f, sóng mang có tần số là f0 thì sóng biến điệu sẽ có tần số là f0 (để truyền được đi xa) nhưng biên độ biên thiên theo tần số f(thông tin cần truyền đi)

+ Dùng anten để phát và thu sóng.

+ Ở nơi thu phải tách sóng lấy sóng âm tần rồi đưa sóng âm tần về thông tin cần truyền đi.

2) Sơ đồ khối của hệ thống phát thanh và thu thanh đơn giản

- Hệ thống phát thanh:

+ Ống nói (micro): thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần

+ Máy phát dao động cao tần: tạo ra dao động cao tần ( sóng mang)

+ Biến điệu: trộn sóng âm tần với sóng mang

+ Khuêch đại cao tần: tăng công suất ( cường độ) của cao tần

+ Anten phát: phát sóng ra không gian.

- Hệ thống thu thanh:

+ Anten thu: thu sóng để lấy tín hiệu.

+ Chọn sóng: là 1 mạch dao động LC, dựa vào hiện tượng cộng hưởng để chọn sóng có tần số mong muốn (vì trong không gian có rất nhiều sóng và anten thu tất cả các sóng đó nên cần phải chọn sóng (chỉnh tần số đến tần số của đài mình muốn nghe)

+ Tách sóng: tách lấy sóng âm tần

+ Khuếch đại âm tần: tăng công suất (cường độ) của âm tần.

+ Loa: biến dao động âm tần thành âm thanh.

II) TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

1. Trong hệ thống phát thanh, biến điệu có tác dụng

A. làm biên độ của sóng mang biến đổi theo biên độ của sóng âm.

B. làm biên độ của sóng mang biến đổi theo tần số của sóng âm.

C. tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang

D. làm thay đổi tần số của sóng mang.

2. Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A. mạch tách sóng. 

B. mạch phát sóng điện từ cao tần.

C. mạch khuếch đại. 

D. mạch biến điệu.

3. Chọn phát biểu sai:

A. Sóng vô tuyến có bước sóng vài km được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước.

B. Sóng mang là sóng vô tuyến có tần số rất lớn.

C. Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện từ.

D. Sự phát sóng điện từ không dựa vào hiện tượng công hưởng điện từ.

4. Sóng nào sau đây không là sóng điện từ

A. Sóng phát ra từ lò vi sóng

B. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh

C. Sóng phát ra từ loa phóng thanh

D. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình

...

---Để xem đầy đủ nội dung Trắc nghiệm vận dụng, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến môn Lý 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?