Tổng hợp Lý thuyết và bài tập về Tia hồng ngoại và Tia tử ngoại môn Vật Lý 12 năm 2020

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI

I) LÝ THUYẾT

Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng ngoài miền ánh sáng nhìn thấy còn có những bức xạ không nhìn thấy được, nhưng cũng có tác dụng nhiệt, cũng tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như các bức xạ nhìn thấy.

VD: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.

 1) Tia hồng ngoại

- Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,76 μm đến vài mm.

- Nguồn phát: Tất cả các vật có nhiệt độ lớn hơn 0(K) hay -273℃

- Tính chất:

+ Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật nhất. Vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên.

+ Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, có thế tác dụng lên phim ảnh.

+ Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.

+ Gây ra hiện tượng quang điện trong với một số chất bán dẫn.

- Công dụng:

+ Sấy khô, sưởi ấm, đun nấu.

+ Chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh của nhiều thiên thể, chụp ảnh trái đất từ vệ tinh.

+ Sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa ( điều khiển ti vi, điều hòa,...)

+ Quân sự: ống nhòm hồng ngoại dùng để quan sát và lái xe ban đêm, camera hồng ngoại chụp ảnh và quay phim ban đêm, tên lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra.

2) Tia tử ngoại

- Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,38 μm đến cỡ 10-9m.

- Nguồn phát: Những vật có nhiệt độ cao (từ 2000℃ trở lên)

VD: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

- Tính chất:

+ Tác dụng lên phim ảnh

+ Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

+ Kích thích nhiều phản ứng hóa học

+ Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

+ Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D

+ Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

+ Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300 nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

- Công dụng:

+ Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

+ Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

+ Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

II) TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Kết luận nào sau đây chưa đúng với tia tử ngoại:

A. Là các sóng điện từ có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tím.

B. Có tác dụng nhiệt.

C. Truyền được trong chân không.

D. Có khả năng làm ion hoá chất khí.

Câu 2: Chọn câu đúng, về tia tử ngoại

A. Tia tử ngoại không tác dụng lên kính ảnh.

B. Tia tử ngoại là sóng điện từ không nhìn thấy được.

C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn 0,76µm.

D. Tia tử ngoại có năng lượng nhỏ hơn tia hồng ngoại

Câu 3: Chọn phương án đúng:

A. Tia tử ngoại có thể nhìn thấy

B. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng trông thấy

C. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ

D. Các tia thuộc vùng tử ngoại gần có thể đi qua thạch anh

Câu 4: Chọn câu đúng. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

A. đều là sóng điện từ nhưng có tần số khác nhau.

B. không có các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

C. chỉ có tia hồng ngoại làm đen kính ảnh.

D. chỉ có tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần trắc nghiệm vận dụng vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Tia hồng ngoại và Tia tử ngoại môn Vật Lý 12 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?