Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Lực từ môn Vật Lý 11 năm 2020

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ LỰC TỪ

 

I. LÝ THUYẾT

1. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có một dòng điện đặt trong từ trường đều

- Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều dài L có dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường có:

    + Điểm đặt tại trung điểm của đoạn dây

    + Phương vuông góc với đoạn dây và với đường sức từ

    + Chiều xác định theo quy tắc bàn tay trái: “Đặt bàn tay trái duỗi thẳng sao cho vecto cảm ứng từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều dòng điện chay trong đoạn dây, khi đó chiều ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực từ”.

    + Độ lớn: F = BILsin α

- Trong đó: I là cường độ dòng điện (A)

                L là chiều dài đoạn dây (m)

                α là góc hợp bởi hướng của cảm ứng từ và hướng của dòng điện.

2. Lực từ tác dụng lên giữa 2 dây dẫn thẳng dài song song có dòng điện chạy qua

- Nếu 2 dòng điện chạy cùng chiều 2 dây hút nhau.

- Nếu 2 dòng điện chạy ngược chiều 2 dây đẩy nhau.

- Lực tác dụng có độ lớn :

\(F = {2.10^{ - 7}}.\frac{{{I_1}{I_2}l}}{d}\)

Trong đó: I1, I2 là cường độ dòng điện chạy qua 2 dây dẫn .

                ℓ là chiều dài 2 dây.

                d khoảng cách 2 dây .

c. Lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện

- Nếu mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ khi đó các lực tác dụng lên khung không làm quay khung (chỉ làm cho khung giãn ra hoặc co lại).

- Nếu mặt phẳng khung dây song song với đường cảm ứng từ khi đó xuất hiện ngẫu lực làm khung quay với momen : M = B.I.S. sin α

Trong đó: S là diện tích khung; α =\(\left( {\overrightarrow B ,\overrightarrow n } \right)\)  với \(\vec n\) là pháp tuyến mặt phẳng khung dây.

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Phát biểu nào sau đây SAI? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì

A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.

B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.

C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.

D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.

Câu 2: Tính chất cơ bản của từ trường là

A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây SAI?

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều của dòng điện.

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều cảm ứng từ.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi thay đổi cường độ dòng điện.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi cùng đổi chiều dòng điện và chiều cảm ứng từ.

Câu 4: Chọn câu SAI. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với

A. cường độ dòng điện trong đoạn dây.

B. chiều dài của đoạn dây.

C. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.

D. cảm ứng từ tại mỗi điểm của đoạn dây.

Câu 5: Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Khi đó lực từ

A. luôn bằng không khi thay đổi cường độ đòng điện.

B. giảm khi giảm cường độ dòng điện.

C. có độ lớn thay đổi khi đảo chiều dòng điện.

D. có độ lớn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.

...

----------(Để xem nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)--------

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Lực từ môn Vật Lý 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung và theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?