TỔNG HỢP KIẾN THỨC QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
1. Lý thuyết
1.1. Nội dung của quy luật giá trị
- Nội dung khái quát:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Biểu hiện: Trong sản xuất và trong lưu thông
+ Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
+ Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ ũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
+ Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
1.2. Tác động của quy luật giá trị
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động.
b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
- Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay ngề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
- Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi , có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết. Nhờ đó giàu lên nhanh chóng, có điều kiện mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Những người không có điều kiện thuận lợi làm ăn kém cỏi gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.
1.3. Vận dụng quy luật giá trị
a. Về phía nhà nước
- Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Điều tiết thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.
b. Về phía công dân
- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu.
- Đổi mới kĩ thuật - công nghệ, hợp lí sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa.
1.4. Củng cố kiến thức
Câu 1: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động
A. Xã hội cần thiết.
B. Cá biệt của người sản xuất.
C. Tối thiểu của xã hội.
D. Trung bình của xã hội.
Đáp án:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Trong sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?
A. Bằng nhau.
B. Lớn hơn.
C. Phù hợp.
D. Tương đương.
Đáp án:
Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Trong quá trình sản xuất, người A có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, khi đó, người A sẽ
A. Thu được lợi nhuận.
B. Thu lợi nhuận cao.
C. Hòa vốn.
D. Lỗ vốn.
Đáp án:
Khi người lao động có giá trị lao động cá biệt lớn hơn giá trị lao động xã hội cần thiết sẽ vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị và sẽ bị lỗ vốn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc
A. Tôn trọng lẫn nhau.
B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
C. Ngang giá.
D. Phù hợp nhu cầu của nhau.
Đáp án:
Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục
A. Giá trị lao động cá biệt.
B. Giá trị của hàng hóa.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Đáp án:
Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải như thế nào so với tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất?
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Bằng nhau.
D. Không liên quan.
Đáp án:
Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Phân hóa giàu – nghèo.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án:
Tác động của quy luật giá trị là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên, phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận cần tránh
A. Giảm năng suất lao động.
B. Cải tiến kĩ thuật.
C. Nâng cao tay nghề người lao động.
D. Thực hành tiết kiệm.
Đáp án:
Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa → làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt
A. Thuận lợi.
B. Khó khăn.
C. Quan trọng.
D. Hạn chế.
Đáp án:
Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt hạn chế cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là
A. Như nhau.
B. Khác nhau.
C. Giống nhau.
D. Bằng nhau.
Đáp án:
Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Khi năng suất lao động tăng mà giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi thì lợi nhuận sẽ
A. Tăng lên
B. Không đổi.
C. Giảm xuống.
D. Ổn định.
Đáp án:
Nếu giá cả không đổi, khi năng suất lao động tăng, người sản xuất sẽ được tăng lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Ba cửa hàng bánh sinh nhật là A, B và C có chất lượng, mẫu mã tương đương nhau. Cửa hàng A làm 1 chiếc bánh mất 3h, cửa hàng B làm 1 chiếc bánh mất 5h, cửa hàng C làm 1 chiếc bánh mất 7h. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 01 chiếc bánh là 5h. Vậy, nhà sản xuất nào sẽ thu được lợi nhuận?
A. Cả ba nhà sản xuất A, B và C.
B. Nhà sản xuất A.
C. Nhà sản xuất A và B.
D. Nhà sản xuất B và C.
Đáp án:
Cửa hàng A và B có thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết, là phù hợp với quy luật giá trị nên sẽ thu được lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Anh X mở một xưởng sản xuất giày da. Để có thể thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên làm gì?
A. Giảm chất lượng hàng hóa.
B. Tập trung đẩy mạnh quảng cáo
C. Sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
D. Tăng năng suất lao động.
Đáp án:
Để thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên sử dụng các biện pháp khác nhau để tăng năng suất lao động, từ đó giảm thời gian lao động cá biệt, phù hợp với quy luật giá trị.
Đáp án cần chọn là: D
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Giữa cung và cầu tồn tại mối quan hệ
A. Giá trị cân bằng (giá trị thị trường) B. Cả a và c
C. Giá trị cân bằng (giá cả thị trường) D. Giá cả hàng hóa
Câu 2: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn cao hơn giá trị B. Luôn ăn khớp với giá trị
C. Luôn thấp hơn giá trị D. Luôn xoay quanh giá trị
Câu 3: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết trong lưu thông. B. Tự phát từ quy luật giá trị.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. D. Điều tiết sản xuất.
Câu 4: Tăng cường lao động không làm thay đổi:
A. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng hóa B. Giá cả của một đơn vị hàng hóa
C. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa D. Lượng giá trị của các hàng hóa
Câu 5: Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực hạn chế tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị?
A. Đổi mới nền kinh tế.
B. Cả a, b, c đúng.
C. Thống nhất và mở cửa thị trường.
D. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.
Câu 6: Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
A. Giá cả < giá trị
B. Giá cả = giá trị
C. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết
D. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết
Câu 7: Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
A. Nâng cao chất lượng hàng hóa. B. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
C. Giảm chi phí sản xuất. D. Cả a, b, c đúng.
Câu 8: Tăng năng suất lao động sẽ làm cho
A. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm B. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi
C. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng D. Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm
Câu 9: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết
C. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
D. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết
Câu 10: Vì sao giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau?
A. Vì chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh …
B. Vì chịu tác động của quy luật giá trị
C. Vì chịu sự chi phối của người sản xuất
D. Vì thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau
Câu 11: Quy luật giá trị có bao nhiêu tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12: Giá cả hnagf hóa trên thị trường không đổi, năng xuất lao động tăng làm cho
A. Lượng giá trị của hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng
B. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm
C. Lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm
D. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng
Câu 13: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
D. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
Câu 14: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa?
A. Số lượng hàng hóa trên thị trường B. Khả năng của người sản xuất
C. Nhu cầu của người tiêu dùng D. Cung-cầu, cạnh tranh
Câu 15: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục
A. Giá trị hàng hóa B. Giá trị trao đổi
C. Thời gian lao động cá biệt D. Giá trị sử dụng của hàng hóa
Câu 16: Ngoài giá trị, giá cả quy luật thị trường còn phụ thuộc vào
A. Cạnh tranh
B. Cạnh tranh, sức mưa của đồng tiền
C. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền
D. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị
Câu 17: Quy luật giá trị vận động thông qua
A. Giá cả thị trường B. Trao đổi C. Giá trị thị trường D. Giá trị trao đổi
Câu 18: Công thức lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là:
A. T - H - T B. T - H - T’ C. H - T - H D. Cả a và b
Câu 19: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. Người sản xuất ngày càng giàu có
B. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng
C. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa
D. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ
Câu 20: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
B. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa
Câu 21: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa
B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa
Câu 22: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
A. Tổng giá cả < Tổng giá trị B. Tổng giá cả > Tổng giá trị
C. Tổng giá cả = Tổng giá trị D. Tổng giá cả # Tổng giá trị
Câu 23: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thong phải căn cứ vào đâu?
A. Thời gian lao động cá biệt B. Thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa D. Thời gian cần thiết
Câu 24: Nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào vào nước ta?
A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển
B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ
C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào
Câu 25: Tiền tệ ra đời do
A. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa
B. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và phân phối hàng hóa
C. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa
D. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa
Câu 26: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 6 giờ. B. 3 giờ. C. 5 giờ. D. 4 giờ.
Câu 27: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá cả thị trường B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường
C. Nhu cầu của người tiêu dùng D. Nhu cầu của người sản xuất
Câu 28: Quy luật giá trị có mấy tác động?
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
Câu 29: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
A. Quy luật cung cầu. B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật giá trị D. Quy luật kinh tế
Câu 30: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân biệt giàu-nghèo giũa những người sản xuất hàng hóa
B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên
D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng
Câu 31: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. B. Điều tiết trong lưu thông.
C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết sản xuất.
Câu 32: Điều tiết sản xuất là
A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác
B. Sự phân phối lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác
C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác
D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành
Câu 33: Quy luật giá trị tác động như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Cả a, b, c đúng
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Kích thích LLSX phát triể và năng suất lao động tăng lên
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
Câu 34: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?
A. Anh A B. Anh B C. Anh C D. Anh A và anh B
Câu 35: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Tạo năng suất lao động cao hơn
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
Câu 36: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa
C. Nền sản xuất hàng hóa D. Mọi nền sản xuất
3. Đáp án
1 | C | 11 | B | 21 | B | 31 | B |
2 | D | 12 | D | 22 | C | 32 | B |
3 | D | 13 | D | 23 | B | 33 | A |
4 | C | 14 | D | 24 | C | 34 | D |
5 | B | 15 | A | 25 | C | 35 | B |
6 | D | 16 | C | 26 | D | 36 | C |
7 | D | 17 | A | 27 | A | ||
8 | A | 18 | C | 28 | B | ||
9 | A | 19 | B | 29 | C | ||
10 | A | 20 | A | 30 | A |
Trên đây là nội dung Tổng hợp kiến thức Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Chuyên đề Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Chuyên đề Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Chuyên đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chúc các em học tập tốt!