Tổng hợp bài tập trắc nghiệm Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11 có đáp án

TỔNG HỢP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT SINH HỌC 11 

      Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

     A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

     B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

     C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

     D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 2: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:

     A. Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.

     B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.

     C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.

     D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.

     Câu 3: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

     A. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).   

     B. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).

     C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.                  

     D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 4: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

     A. Khi cây ở ngoài ánh sáng                                    B. Khi cây thiếu nước.

     C. Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.                 D. Khi cây ở trong bóng râm.

Câu 5: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

     A. Khi cây ở ngoài sáng.                                                                                    

     B. Khi cây ở trong tối.

     C. Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.            

     D. Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.

Câu 6: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:

     A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

     B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

     C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

     D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 7: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?

     A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ  nước càng lớn.

     B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.

     C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.

     D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.

Câu 8: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

     A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

     B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

     C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

     D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 9: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:

     A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.                                   B. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.

     C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.                                 D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

Câu 10: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:

     A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

     B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây.

     C. Thế năng nước của đất là quá thấp.

     D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.

Câu 11: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là:

     A. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

     B. Thành phần của prôtêin, a xít nuclêic.

     C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và Ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

     D. Thành phần của axit nuclêôtic, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Câu 12: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?

     A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.

     B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.

     C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng.

     D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng.

Câu 13: Nhiệt độ có ảnh hưởng:

     A. Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.

     B. Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.

     C. Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.

     D. Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.

       Câu 14: Nguyên nhân làm cho khí khổng mở là:

     A. Các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu.

     B. Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.

     C. Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quan hợp.

     D. Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng Ion.

       Câu 15: Kết quả nào sau đây không đúng khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp?

     A. Làm tăng hàm lượng đường.                              

     B. Làm thay đổi nồng độ CO2 và pH.

     C. Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở.

     D. Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.

Câu 16: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:

     A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

     B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

     C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

     D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

Câu 17: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn?

     A. Sự phóng điên trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.

     B. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng vớ quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.

     C. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.

     D. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.

Câu 18: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

     A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.

     B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.

     C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

     D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

Câu 19: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

     A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.                    B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

     C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.                     D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 20: Vai trò của kali đối với thực vật là:

     A. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

     B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

     C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

     D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim

Đáp án từ câu 1-20 chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

A

B

A

B

C

C

C

B

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

D

D

D

C

D

D

D

D

C

B

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập vấn đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 41: Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:

     A. APG (axit phốtphoglixêric).                               B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).

     C. ALPG (anđêhit photphoglixêric).                      D. AM (axitmalic).

Câu 42: Những cây thuộc nhóm C3 là:

     A. Rau dền, kê, các loại rau.                                    B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu.

     C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.                            D. Lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 43: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng?

     A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước).

     B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).

     C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).

     D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).

Câu 44: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

     A. Sống ở vùng nhiệt đới.                                        

     B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

     C. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

     D. Sống ở vùng sa mạc.

Câu 45: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:

     A. Khử APG thành ALPG → cố định CO→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).

     B. Cố định CO→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.

     C. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.

     D.  Cố định CO→ khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) →cố định CO2.

Câu 46: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?

     A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.

     B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

     C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.

     D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.

Câu 47: Sản phẩm của pha sáng gồm có:

     A. ATP, NADPH và O2                                              B. ATP, NADPH và CO2           

     C. ATP, NADP+và O2                                                D. ATP, NADPH.

Câu 48: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là:

     A. C6H12O6 + O2  → CO2 + H2O + Q (năng lượng).

     B. C6H12O6 + O2  →12CO2 + 12H2O + Q (năng lượng).

     C. C6H12O6 + 6O→ 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).

     D. C6H12O6 + 6O→ 6CO2 + 6H2O.

Câu 49: Ý nào dưới đây không đúng với chu trình canvin?

     A. Cần ADP.                                                               B. Giải phóng ra CO2.

     C. Xảy ra vào ban đêm.                                             D. Sản xuất C6H12O6 (đường).

Câu 50: Sự  hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là:

     A. Tăng cường quang hợp.                                       B. Hạn chế sự mất nước.

     C. Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ.                   D. Tăng cường CO2 vào lá.

Câu 51: Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?

     A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày.

     B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm.

     C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày

     D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm.

Câu 52: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

     A. Mạng lưới nội chất.   B. Không bào.                  C. Lục lạp.                        D. Ty thể.

Câu 53: Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh  hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào?

     A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

     B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

     C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

     D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 54: Năng suất kinh tế là:

     A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

     B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

     C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

     D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Câu 55: Năng suất sinh học là:

     A. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

     B. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

     C. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

     D. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 56: Hô hấp là quá trình:

     A. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

     B. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

     C. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

     D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Câu 57: Điểm bù CO2 là thời điểm:

     A. Nồng đội CO2 tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

     B. Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.

     C. Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

     D. Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

Câu 58: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:

     A. Sự khử CO2.                B. Sự phân li nước.         C. Phân giải đường          D. Quang hô hấp.

Câu 59: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

     A. Chu trình crep → Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

     B.  Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep.

     C. Đường phân → Chu trình crep → Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

     D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân.

Câu 60: Phân giải kị khí (lên men)từ axit piruvic tạo ra:

     A. Chỉ rượu êtylic.                                                     B. Rượu êtylic hoặc axit lactic.

     C. Chỉ axit lactic.                                                       D. Đồng thời rượu êtylic axit lactic.

Đáp án từ câu 41-60 chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11

Câu

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

ĐA

C

D

D

C

D

B

A

C

B

B

Câu

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

ĐA

C

D

D

D

D

A

D

B

C

B

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 61-66 của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập vấn đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là nội dung Tổng hợp bài tập trắc nghiệm Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?