CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITO – PHOTPHO MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2019-2020
Phương pháp nhận biết các chất trong Nhóm Nitơ
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
Lựa chọn những phản ứng có dấu hiệu đặc trưng (sự biến đổi màu, mùi, kết tủa, sủi bọt khí…) để nhận biết.
STT | Chất cần nhận biết | Thuốc thử | Hiện tượng xảy ra và phản ứng |
1 | NH3 (khí) | Quỳ tím ẩm | Quỳ tím ẩm hoá xanh |
2. | NH4+ | Dung dịch kiềm (có hơ nhẹ) | Giải phóng khí có mùi khai: NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O |
3. | HNO3 | Cu | Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí: 3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 2NO + O2 → 2NO2 |
4. | NO3- | H2SO4, Cu | Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑+ 4H2O 2NO + O2 → 2NO2↑ |
5. | PO43- | Dung dịch AgNO3 | Tạo kết tủa màu vàng 3Ag+ + PO43- → Ag3PO4↓ |
Ví dụ minh họa
Bài 1: Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau: NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và AlCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn:
Dùng Ba(OH)2 để nhận biết.
NH4NO3 | NaHCO3 | (NH4)2SO4 | FeCl2 | AlCl3 | |
Ba(OH)2 | NH3↑ mùi khai | ↓trắng BaCO3 | NH3↑ mùi khai, ↓trắng BaSO4 | ↓trắng xanh Fe(OH)2 | ↓trắng, kết tủa tan dần Ba(AlO2)2 |
Phương trình phản ứng:
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O
2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
Bài 2: Mỗi cốc chứa một trong các dung dịch sau: Pb(NO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Na3PO4 và MgSO4. Nhận biết các dung dịch trên và viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn:
Pb(NO3)2 | ZnSO4 | MgSO4 | NH4Cl | (NH4)2CO3 | Na3PO4 | |
NaOH | ↓ trắng Pb(OH)2, kết tủa tan dần Na2PbO2 | ↓ trắng Zn(OH)2, kết tủa tan dần Na2ZnO2 | ↓trắng Mg(OH)2 | ↑ mùi khai NH3 | ↑ mùi khai NH3 | - |
HCl | ↓ trắng PbCl2 | - | - | ↑ không màu CO2 |
Phương trình phản ứng:
ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↑ + Na2SO4
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4
Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2 + 2NaNO3
Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O
NH4Cl + NaOH → NH3↑+ H2O + NaCl
(NH4)2CO3 + NaOH → 2NH3↑ + 2H2O + Na2CO3
(NH4)2CO3 + HCl → NH4Cl + H2O + CO2↑
Bài 3: Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dd:
a) Na2CO3; (NH4)3PO4; NH4Cl; NaNO3.
b) NH4Cl; (NH4)2SO4; BaCl2; KNO3.
Hướng dẫn:
Lấy mẫu thử đánh số
a/ Cho Ba(OH)2 vào từng mẫu thử
- Na2CO3 có kết tủa trắng BaCO3
- (NH4)3PO4 có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng BaSO4
- NH4Cl có khí mùi khai thoát ra NH3
- NaNO3 không có hiện tượng.
b/ Cho Ba(OH)2 vào từng mẫu thử.
- NH4Cl có khí mùi khai thoát ra NH3
- (NH4)2SO4 có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng BaSO4
- 2 chất còn lại ko có hiện tượng.
+ Lấy (NH4)2SO4 cho vào 2 chất đó
* Cái nào có kết tủa trắng đó là BaCl2 còn lại là KNO3 không hiện tượng
Bài 4: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl.
Hướng dẫn:
Dùng kim loại Al, cho Al tác dụng lần lượt với các mẫu thử
Nếu có khí màu nâu bay ra là HNO3:
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu)
Nếu có kim loại trắng sinh ra là HgCl2
2Al + 3HgCl2 → 3Hg + 2AlCl3
Có bọt khí bay ra, có kết tủa và tủa tan ra là:
NaOH + 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Có bọt khí bay ra là HCl
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Còn lại là NaNO3
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Thuốc thử dùng để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat :
A. Quỳ tím B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch NaCl
Đáp án: C
AgNO3 + PO43- → Ag3PO4↓ + NO3- tạo kết tủa vàng
Bài 2: Hoá chất để phân biệt ba dd riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4:
A. Dùng giấy quỳ tím, dd bazơ
B. Dùng muối tan Ba2+, Cu kim loại
C. Dùng dd muối tan của Ag+
D. Dùng dd phenolphtalein, giấy quỳ tím.
Đáp án: B
Dùng muối tan Ba2+ tạo tủa trắng là H2SO4: Ba2+ + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H+
Dùng Cu kim loại để nhận biết 2 dd còn lại ⇒ thấy khí không màu bị hóa nâu trong không khí là HNO3
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu)
Bài 3: Có 4 bình đựng 4 khí NH3, HCl, N2, Cl2 bị mất nhãn. Hóa chất cần dùng để phân biệt 4 bình khí trên là:
A. Quỳ ẩm B. dd Ba(OH)2. C. dd AgCl D. dd NaOH
Đáp án: A
NH3: quỳ tím hóa xanh; HCl: quỳ tím hóa đỏ; Cl2: quỳ tím hóa đỏ sau mất màu; N2 quỳ tím không đổi màu.
Bài 4: Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó:
A. Muối amoni chuyển thành màu đỏ
B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và sốc
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ
D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Bài 5: Có 4 dd NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, MgCl2. Hóa chất có thể dùng phân biệt 4 dd trên với 1 lượt thử duy nhất là:
A. dd Ca(OH)2 B. dd KOH C. dd Na2SO4 D. dd HCl
Bài 6: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã:
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. Nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Bài 7: Để phân biệt các dung dịch axit HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4, người ta dùng thêm kim loại nào sau đây ?
A. Cu. B. Na. C. Ba. D. Fe.
Bài 8: Để phân biệt các mẫu phân bón sau : (NH4)2SO4, NH4Cl và Ca(H2PO4)2 cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch BaCl2. B. dung dịch Ba(OH)2.
C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH
Viết và cân bằng phương trình hóa học Nhóm Nitơ
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
- Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng ion – electron cũng phải đảm bảo nguyên tắc: tổng electron mà chất khử cho bằng tổng electron mà chất oxi hoá nhận (như ở phương pháp thăng bằng electron).Chỉ khác là chất oxi hoá, chất khử viết dưới dạng ion.
Cần nhớ: Chất kết tủa (không tan), chất khí (chất dễ bay hơi), chất ít điện li (H2O) phải để dạng phân tử.
- Tuỳ theo môi trường phản ứng là axit, bazơ hoặc trung tính mà sau khi xác định nhường, nhận electron ta phải cân bằng thêm điện tích hai vế.
- Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường axit, ta thêm H+ vào vế nào dư oxi, vế còn lại thêm H2O.
- Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường bazơ, ta thêm OH- vào vế nào thiếu oxi, vế còn lại thêm H2O.
- Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường nước thì nếu tạo axit ta cân bằng như môi trường axit, nếu tạo bazơ ta cân bằng như môi trường bazơ.
- Nhân hệ số cho hai quá trình nhường và nhận electron sao cho: số electron nhường ra của chất khử bằng số electron nhận vào của chất oxi hoá.
- Kiểm tra số nguyên tố ở hai vế.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cân bằng PTHH sau:
Cu + NaNO3 + H2SO4 → Cu(NO3)2 + NO + Na2SO4 + H2O
Hướng dẫn:
Quá trình oxi hóa: | 3x | Cu → Cu2+ + 2e |
Quá trình khử: | 2x | NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O |
Phương trình dạng ion rút gọn:
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
Phương trình dạng phân tử:
3Cu + 8NaNO3 + 4H2SO4 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4Na2SO4 + 4H2O
Bài 2: Hoàn thành các phương trình hóa học giữa các chất sau.cho biết phản ứng nào thể hiện tính oxi hóa mạnh?phản ứng thể hiện tính axit.
a) HNO3 + NaOH
b) HNO3(l) + CuO
c) HNO3(l) + FeCO3
d) HNO3(đặc,nóng) + S
e) HNO3(đặc nóng) + Fe(OH)2
Hướng dẫn:
a) HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
b) 2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
c) 10HNO3 loãng + 3FeCO3 → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO + 5H2O
d) 6HNO3 đặc + S −tº→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
e) 4HNO3 đặc + Fe(OH)2 −tº→ Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
- PƯ thể hiện tính acid của HNO3: a, b.
- PƯ thể hiện tính OXH của HNO3: c, d, e.
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cho các phản ứng sau :
(1) Cu(NO3)2 −tº→
(2) NH4NO2 −tº→
(3) NH3 + O2 −tº→
(4) NH3 + Cl2 −tº→
(5) NH4Cl −tº→
(6) NH3 + CuO −tº→
Trong các phản ứng trên, những phản ứng tạo ra khí N2 là
A. (2),(4),(6). B. (3),(5),(6).
C. (1),(3),(4). D. (1),(2),(5).
Đáp án: A
(2) NH4NO2 −tº→ N2 + 2H2O
(4) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
(6) NH3 + CuO −tº→ Cu + N2 + H2O7
Bài 2: Cho các phản ứng sau :
(1) NH4Cl −tº→
(2) NH4NO3 −tº→
(3) NH4NO2 + NaOH −tº→
(4) Cu + HCl + NaNO3 −tº→
(5) (NH4)2CO3 −tº→
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo thành khí NH3 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Đáp án: B
(1) NH4Cl −tº→ NH3 + HCl
(3) NH4NO2 + NaOH −tº→ NaNO2 + NH3 + H2O
(5) (NH4)2CO3 −tº→ 2 NH3 +CO2 + H2O
Bài 3: Cho 2 muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau:
X + Y → không xảy ra phản ứng.
X + Cu → không xảy ra phản ứng.
Y + Cu → không xảy ra phản ứng.
X +Y + Cu → xảy ra phản ứng.
X và Y là:
A. Mg(NO3)2 và KNO3 B. Fe(NO3)3 và NaHSO4.
C. NaNO3 và NaHCO3 D. NaNO3 và NaHSO4.
Bài 4: Cho sơ đồ chuyển hóa : P2O5 −+KOH→ X −+H2PO4→ Y −+KOH→ Z.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4 B. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4
C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4 D. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4
Bài 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trồ là chất oxi hóa ?
A. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
D. 2NH3 + 2 Na → 2NaNH2 + H2
Bài 6: Tính tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau:
Al + NaNO3 + NaOH + H2O → NaAlO2 + NH3
A. 29 B. 25 C. 21 D. 18
Bài 7: Cho Mg tác dụng với dd HNO3 loãng tạo khí N2O (là sản phẩm khử duy nhất). Tổng các hệ số trong phương trình hoá học là:
A. 18 B. 13 C. 24 D. 10
Đáp án: C
4Mg + HNO3 → 5H2O + 4Mg(NO3)2 + N2O
Các dạng bài tập về Amoni
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
1. Khả năng tạo phức
Lý thuyết và Phương pháp giải
- Nắm chắc kiến thức về phản ứng khử - tạo phức của NH3:
- Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2 ).
Ví dụ : 2NH3 + 3CuO −tº→ 3Cu + N2 +3H2O
- Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất :
Với Cu(OH)2: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ; thu được rắn A và 1 hỗn hợp khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1M.
a. Viết ptpu.
b. Tính thể tích khí N2 (đktc) tạo thành sau phản ứng.
Hướng dẫn:
a. 2NH3 + 3CuO −tº→ 3Cu + N2↑ + 3H2O
Chất rắn A: Cu và CuO dư
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
b. nCuO = nHCl/2 = 0,02/2 = 0,01 mol
số mol CuO tham gia phản ứng khử là: 3,2/80 – 0,01= 0,03 mol
⇒ VN2 = 0,01. 22,4 = 2,24 lít
Bài 2: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 400 gam dung dịch CuCl2 6,75%
a. Khi lượng kết tủa thu được cực đại thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?
b. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
nCuCl2 = 400.6,75/100.135= 0,2 mol
Phương trình phản ứng:
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4Cl (1)
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (2)
a. Khi lượng kết tủa cực đại thì chỉ xảy ra phản ứng (1)
⇒ nNH3 = 0,2.2 = 0,4 mol ⇒ VNH3 = 0,4. 22,4 = 8,96 lít
b. Khi kết tủa tan hết xảy ra cả phản ứng (1) và phản ứng (2)
nNH3 = 0,2.2 + 0,2.4 = 1,2 mol ⇒ VNH3 = 1,2. 22,4 = 26,88 lít
Bài 3: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 300 gam dung dịch AgNO3 8,5%. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là:
A. 4,48 lit B. 3,36 lit C. 10,08 lit D. 6,72 lit
Bài 4: Hiện tượng nào xảy ra khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng
A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng.
B. Bột CuO từ màu đen sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ.
C. Bột CuO từ màu đen sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ.
D. Bột CuO không thay đổi màu.
Hướng dẫn:
Đáp án B
Bài 5: Cho 200 gam dd FeCl3 16,25% vào dung dịch NH3 8,5% (vừa đủ) thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
nFeCl3 = 200.16,25/(100.162,5) = 0,2 mol ⇒ nFe(OH)3 = 0,2 mol ⇒ m = 0,2.107 = 21,4 gam
2. BT về muối moni
Lý thuyết và Phương pháp giải
Nắm chắc kiến thức về tính chất hóa học của muối amoni:
- Tác dụng với dung dịch kiềm: NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
- Phản ứng nhiệt phân:
+ Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3
+ Muối amoni chứa gốc cuả axit có tính oxi hóa khi bị nhiêt phân cho ra N2, N2O .
- Áp dụng các công thức tính mol, nồng độ để giải quyết bài toán.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cho 23,9g hh X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4 tác dụng hết với xút, đun nóng thu được 8,96 lít khí (đkc)
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong dd X.
b. Cho 4,78g hh X tác dụng với BaCl2 có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được
Hướng dẫn:
a. Phương trình phản ứng:
NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O
(NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3↑ + Na2SO4 + H2O
Ta có : 53,5x + 132y = 23,9 (1); x + 2y = 0,4 (2)
Từ 1, 2 ta có; x = 0,2 và y = 0,1.
%mNH4Cl = 0,2.53,5/23,9 = 44,77% ⇒ %m(NH4)2SO4 = 55,23 %
b. Trong 4,78 gam hỗn hợp X ⇒ n(NH4)2SO4 = 0,02 mol
⇒ nBaSO4 = 0,02.233 = 4,46 gam
Bài 2: Hỗn hợp A gồm 2 muối NH4Cl và NH4NO3 được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng hết với AgNO3 thu được 14,35 gam kết tủa.
Phần 2: Đun nóng với NaOH 0,5M tạo thành 6,72 lít khí (đktc)
a. Tính khối lượng hh A.
b. Tính thể tích NaOH cần dùng.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng:
NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓
NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O
NH4NO3 + NaOH → NH3↑ + NaNO3 + H2O
nNH4Cl = nAgCl = 14,35/143,5 = 0,1 mol
nNH4NO3 = 0,3-0,1 = 0,2 mol
a. Khối lượng hỗn hợp A:
mA = 2.(0,1.53,5 + 0,2.80) = 21,35 gam
b. Thể tích NaOH cần dung ở phần 2 là:
V = 0,3/0,5 = 0,6 lít
Bài 3: Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dd X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 g một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lit (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dd X là:
Hướng dẫn:
nSO42- = nBaSO4 = 23.3/233 =0,1 mol; nNH4+ = nNH3 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
nNO3- = 0,3-2.0,1 = 0,1 mol ⇒ CM((NH4)2SO4) = 0,1/0,1 = 1M; CM(NH4NO3) = 0,1/0,1 = 1M
Bài 4: Cho dd NH4NO3 tác dụng vừa đủ với dd hiđroxit của kim loại R (tº), thu được 4,48 lit khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dd X thu được 26,1 gam muối khan. Kim loại R là:
Hướng dẫn:
Gọi hóa trị của R là n. nNH4NO3 = 0,2 mol ⇒ nR(OH)n = 0,2/n mol
M = mNO3- + mR = 0,2.62 + 0,2.R/n = 26,1 ⇒ R =137 và n = 2 ⇒ R là Ba
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Khi cho NH3 vào bình clo, lửa bùng cháy kèm theo "khói" trắng bay ra. "khói" trắng đó là:
A. NH4Cl B. HCl C. N2 D. Cl2
Bài 2: Cho từ từ đến dư NH3 vào dd FeCl3, ZnCl2, AlCl3, CuCl2. Lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Cho CO dư đi qua X nung nóng thì chất rắn thu được chứa:
A. ZnO, Cu, Fe. B. ZnO, Cu, Al2O3, Fe
C. Al2O3, ZnO, Fe D. Al2O3, Fe.
Bài 3: Nhỏ từ từ dd NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dd CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Dd màu xanh thẫm tạo thành
B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành
C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh thẫm.
Bài 4: Có những nhận định sau về muối amoni:
(1) Tất cả muối amoni đều tan trong nước;
(2) Các muối amoni đều là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn tạo ra ion NH4+ có môi trường bazơ;
(3) Muối amoni đều phản ứng với dd kiềm giải phóng khí amoniac;
(4) Muối amoni kém bền đối với nhiệt.
Nhóm gồm các nhận định đúng :
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
Bài 5: Dẫn 2,24 lit NH3 (đktc) qua ống đựng 16 gam CuO (tº), phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Thể tích dd HCl 2M đủ để tác dụng hết với X là:
A. 0,15 lit B. 0,05 lit C. 0,1 lit D. 0,2 lit
Bài 6: Cho 100 ml dung dịch X chứa Al(NO3)3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,06. B. 1,56. C. 5,04. D. 2,54
Bài 7: Cho dd (NH4)2SO4 20% vừa đủ vào cốc đựng 800 gam dd Ba(OH)2 8,55% (tº). Phản ứng hoàn toàn, trong cốc có m gam chất lỏng (bỏ qua sự bay hơi của nước). Giá trị của m là:
A. 1050,4 gam B. 693,2 gam C. 970,8 gam D. 957,2 gam
Bài 8: Cho 42,8 gam NH4Cl vào cốc sứ nặng 500 gam, nung cốc đến khối lượng không đổi thấy khối lượng cốc = m gam. Giá trị của m là:
A. 542,8 gam B. 529,2 gam C. 513,6 gam D. Kết quả khác
Bài 9: Nhiệt phân hoàn toàn 28,8 gam (NH4)2CO3 ở nhiệt độ cao thu được V lit khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 13,44 lít B. 6,72 lít C. 20,16 lít D.8,96 lít
....
Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài tập chương Nito - Photpho môn Hóa học 11 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác tại đây:
- 100 Câu trắc nghiệm chương Nito - Photpho
- 100 Câu trắc nghiệm tổng hợp chương Nito - Photpho
- Các dạng bài toán cơ bản liên quan đến Nito - Photpho
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!