Soạn văn 6 Đeo nhạc cho mèo tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Đoạn 1 (Từ đầu đến “trên ông Đồ”): Cảnh họp làng chuột.
  • Đoạn 2 (Tiếp theo đến “nói lôi thôi gì nữa”): Diễn biến cuộc họp.
  • Đoạn 3 (Còn lại): Thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.

2. Hướng dẫn soạn văn Đeo nhạc cho mèo

Câu 1: Tóm tắt câu chuyện?

  • Từ xưa, chuột luôn bị mèo ăn thịt. Vì muốn bảo vệ nòi giống, Chuột Cống đưa ra sáng kiến đeo nhạc cho mèo và cả làng ai cũng tán thành. Đến khi thực hiện kế hoạch thì không một ai chịu làm, chỉ có mỗi chuột Chù vì không có lí do chối từ nên phải đi. Nhưng khi chuột Chù vừa tới gần thì bị mèo giơ móng vuốt dọa nạt nên đã chạy về báo cho cả làng. Từ đó về sau không một ai dám nghĩ đến việc đeo nhạc cho mèo nữa.

Câu 2: Sự đối lập giữa cảnh họp lúc đầu và lúc cử người đeo nhạc? Ý nghĩa của các chi tiết đó?

  • Cảnh họp lúc đầu: đông đủ và khí thế không thiếu một ai.
  • Lúc cử người đi đeo nhạc: không khí chùng xuống hẳn, căng thẳng, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, viện cớ để chối bỏ việc nguy hiểm.
  • Ý nghĩ của các chi tiết: chứng tỏ sự hèn nhát của làng chuột, tính chất viễn vông của sáng kiến và đồng thời tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Câu 3: Nhận xét về việc tả các loài chuột? Mỗi loại chuột trong truyện tương ứng với những loại người nào trong xã hội?

  • Việc tả các loài chuột trong truyện rất sinh động, cụ thể.
  • Mỗi loại chuột đại diện cho:
    • Chuột Cống: kẻ có vai vế, chức sắc, có chút chữ nghĩa.
    • Chuột Nhắt: kẻ có chức sắc ngồi ghế trên.
    • Chuột Chù: những người đầy tớ, thấp cổ bé họng, thường bị bọn chức sắc bắt nạt.

Câu 4: Trong cuộc họp mỗi loại chuột được phân công việc như thế nào?

  • Trong cuộc họp:
    • Ông Cống là người có quyền xướng việc và sai khiến.
    • Anh Nhắt tự cho mình cái quyền không phải làm việc nặng nhọc.
    • Anh Chù là kẻ cùng đinh dưới cùng của xã hội nên phải gánh vác việc nguy hiểm.

Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện?

  • Sáng kiến phải có tính khả thi và thực tiễn.
  • Một kế hoạch tốt là phải có điều kiện và người thực hiện.
  • Việc tập thể phải do nhiều người cùng bàn bạc và quyết định, nếu tập thể có người thao túng thì sẽ dẫn tới quyết định ảo tưởng, điên rồ.

Trên đây là bài soạn văn Đeo nhạc cho mèo tóm tắt do Chúng tôi biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tổng hợp tại đây: Truyện Đeo nhạc cho mèo.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?