Soạn văn 6 Ông lão đánh cá và con cá vàng tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Phần 1 (Từ đầu đến “vợ ở nhà kéo sợi”): Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện
  • Phần 2 (Tiếp theo đến “Làm theo ý muốn của mụ”): Sự đền ơn và lòng tham của mụ vợ.
  • Phần 3 (Còn lại): Sự trừng trị của cá vàng

2. Hướng dẫn soạn văn Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 1: Trong truyện có mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Biện pháp tu từ ở đây là gì? Nêu tác dụng của nó.

  • Trong truyện có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng để xin được giúp đỡ.
  • Những lần ra biển, biện pháp lặp được tác giả sử dụng. Phép lặp có tính chất tăng tiến có tác dụng khắc sâu, tô đậm tính cách nhân vật (sự phản ứng của biển cả, thái độ của cá vàng và sự tham lam của mụ vợ).

Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

  • Năm lần ông lão ra biển vào gọi cá vàng, biển thay đổi từ: biển gợi sóng yên ả, biển xanh đã nổi sóng, biển xanh nổi sóng dữ dội, biển nổi sóng mù mịt và lần cuối cùng một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
  • Những thay đổi ấy của biển tăng dần theo những đòi hỏi quá đáng của mụ vợ, cho thấy đó là sự tức giận của thiên nhiên và cá vàng đối với sự tham lam.

Câu 3: Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ? Khi nào sự bội bạc của mụ lên đến tột cùng.

  • Lòng tham lam của mụ vợ được miêu tả tăng tiến. Cùng với những ham muốn tham lam của mụ là những lời bội bạc với chồng: mắng đồ ngốc (lần 1) → đồ ngu, quát to hơn (lần 2) → mắng như tát nước vào mặt (lần 3) → mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão (lần 4) → lần cuối cùng mụ nổi cơn thịnh nộ, bắt ông lão đến và ra lệnh.

Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?

  • Câu chuyện kết thúc với cảnh mụ vợ ngồi trên bậc cửa trong túp lều rách nát ngày xưa trước cái máng lợn sứt mẻ.
  • Ý nghĩa: những kẻ tham làm và bội bạc luôn bị trừng trị thích đáng.

Câu 5: Cá vàng trừng phạt mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.

  • Cá vàng trừng phạt mụ vợ vì sự tham lam và bội bạc.
  • Ý nghĩa của hình tượng con cá vàng: là biểu tượng của lòng biết ơn với những người đã cứu giúp mình, những người tốt nhưng gặp khó khăn.
  • Đồng thời, cá vàng cũng là ước mơ về công lí và hạnh phúc của con người.

Trên đây là bài soạn văn Ông lão đánh cá và con cá vàng tóm tắt đã được Chúng tôi biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài tổng hợp của văn bản này tại đây: Ông lão đánh cá và con cá vàng.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?