Soạn văn 6 Thạch Sanh tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Đoạn 1: (Từ đầu đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
  • Đoạn 2: (Tiếp theo đến “Bị bắt gạ gục”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh,
  • Đoạn 3: (Còn lại): Phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và dẹp yên quân lính chư hầu.

2. Hướng dẫn soạn văn Thạch Sanh

Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

  • Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
    • Nguồn gốc thần tiên (con Ngọc Hoàng), người mẹ mang thai mấy năm.
    • Được các thần truyền võ nghệ và phép thần.
    • Nhân vật lí tưởng thêm kì lạ và đẹp đẽ, hé mở một nhân vật sẽ lập nên nhiều chiến công phi thường, mang tính thần linh nhưng vẫn gần gũi nhân dân.

Câu 2: Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thứ thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy.

  • Thạch Sanh phải trải qua những thử thách: bị lừa canh miếu và giết chằn tinh, cứu công chúa, diệt đại bàng, bị vu vạ nhốt trong ngục ⇒ bộc lộ sự chất phác, thật thà, sự khoan dung, đặc biệt là lòng dũng cảm và tài năng.

Câu 3: Trong truyện hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập nhau.

  • Thạch Sanh: Cả tin, thật thà, vị tha, nhân hậu, anh hùng, tài giỏi, là người cao cả.
  • Lý Thông: Lừa lọc, xảo quyệt, tàn nhẫn, vô lương tâm, là kẻ cướp công, bạc nhược, thấp hèn.

Câu 4: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.

  • Tiếng đàn: giải oan cho Thạch Sanh, vạch mặt Lí Thông, khiến quân lính không còn muốn đánh nhau nữa ⇒ tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh chính nghĩa.
  • Niêu cơm: sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, chuộng hòa bình.

Câu 5: Ý nghĩa của phần kết thúc truyện, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ.

  • Kết truyện thể hiện khát vọng cuộc sống công bằng, cái thiện thắng cái ác.
  • Ước mơ người tài năng xứng đáng được những gì đáng có.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, ví dụ như truyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây bút thần,…

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh do Chúng tôi biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong phần đọc hiểu của SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm kiến thức tổng quát về văn bản này tại đây: Thạch Sanh.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?