Soạn văn 6 Bánh Chưng, bánh Giầy tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Đoạn 1: (Từ đầu đến “Chứng giám”): Vua chọn người nối ngôi.
  • Đoạn 2: (Tiếp theo đến “nặn hình tròn”): Cuộc đua tài.
  • Đoạn 3: (Còn lại): Kết quả thi tài.

2. Hướng dẫn soạn văn Bánh Chưng, bánh Giầy

Câu 1: Hoàn cảnh và ý định của vua Hùng khi chọn người nối ngôi?

  • Vua Hùng chọn người nối ngôi khi tuổi đã già, đất nước thanh bình. Với ý định chọn người nối chí, không nhất thiết là con trưởng thông qua cuộc thi tài, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Câu 2: Trong 20 hoàng tử, ai là người được Thần giúp đỡ?

  • Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng không có hoàn cảnh thuận lợi như các anh em. Chàng gần gũi với đời sống nhân dân, làm đồng áng, trồng lúa, khoai; cũng chỉ có chàng là hiểu được gợi ý của Trời: lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương,

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên Vương?

  • Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế lễ bởi hai thứ bánh đó thể hiện sự quý trọng của nghề nông (thời bấy giờ là nước nông nghiệp); thể hiện ý tưởng sáng tạo xâu xa (tượng trưng cho Trời, tượng trưng cho Đất, thể hiện sự đùm bọc).
  • Lang Liêu thể hiện là người có tài, đức, hiếu xứng đáng trở thành minh quân trong tương lai.

Câu 4: Ý nghĩa nổi bật nhất trong truyền thuyết “Bánh Chưng, bánh Giầy”  là gì?

  • Ý nghĩa truyền thuyết: giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phong tục lễ tết (đây là thành tựu của văn minh nông nghiệp); đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện tín ngưỡng thờ cúng Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Trên đây là hệ thống bài soạn tóm tắt văn bản Bánh Chưng, bánh Giầy do Chúng tôi biên soạn dựa trên các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo thêm hệ thống bài chi tiết tại đây: Truyền thuyết Bánh Chưng, bánh Giầy.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?