1. Bố cục văn bản
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “Long Trang”): Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Đoạn 2: (Tiếp theo đến “Lên đường”): Chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ và cuộc chia tay, chia con với Lạc Long Quân.
- Đoạn 3: (Còn lại): Giải thích nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
2. Hướng dẫn soạn văn Con Rồng, cháu Tiên
Câu 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
- Lạc Long Quân: vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ; thần mình Rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn; có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
- Âu Cơ: thuộc dòng Thần Nông, là dòng tiên ở trên núi cao phương Bắc, xinh đẹp tuyệt trần.
Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
- Cuộc kết duyên này là của hai vị thần ở hai môi trường sống khác nhau: trên núi và dưới biển.
- Âu Cơ sinh ra một bọc với một trăm trứng, nở ra một trăm con, không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con để khi có việc cần giúp đỡ lẫn nhau, đây là sự phát triển của cộng đồng mở mang đất nước.
- Theo truyện, người Việt Nam là con cháu vua Hùng, nguồn gốc Rồng Tiên.
Câu 3: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết hư cấu hoang đường, được sáng tạo có mục đích. Chúng tạo sự hấp dẫn, màu sắc thần thoại, tô đậm tính kì lạ, cao quý của nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc Rồng Tiên của người Việt.
Câu 4: Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”
- Ý nghĩa của câu chuyện: giải thích, tôn vinh nguồn gốc cao đẹp của dân tộc, đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết dân tộc anh em trên mọi miền đất nước.
Trên đây là bài soạn tóm tắt do Chúng tôi biên soạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài tổng quát của văn bản này tại đây: Văn bản Con Rồng, cháu Tiên.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----