Soạn văn 6 Sọ Dừa tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Đoạn 1: (Từ đầu đến “đặt tên cho nó là Sọ Dừa”): Sự ra đời của Sọ Dừa.
  • Đoạn 2: (Tiếp theo đến “Phòng khi dùng đến”): Sọ Dừa cưới cô Út, trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.
  • Đoạn 3: (Còn lại): Biến cố cô Út bị hãm hại và đoàn tụ vợ chồng.

2. Hướng dẫn soạn văn Sự tích Hồ Gươm

Câu 1: Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa?

  • Sự đời của Sọ Dừa là do bà mẹ uống nước trong cái sọ dừa và mang thai; đẻ ra là cục thịt đỏ hỏn, không tay không chân.
  • Đây là những người đau khổ, thấp hèn trong xã hội xưa với vẻ ngoài xấu xí. Qua đó cho thấy nhân dân nhận thức sâu sắc về số phận và địa vị xã hội của mình.

Câu 2: Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật?

  • Sự tài giỏi của Sọ Dừa: chăn bò giỏi lại thổi sáo hay, tự tin, thông minh (đỗ trạng nguyên), có tài đoán trước được sự việc.
  • Hình dáng bên ngoài có thể xấu xí, đối lập với phẩm chất thông minh, tài giỏi.

Câu 3: Tại sao cô Út lại đồng ý lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô Út?

  • Cô Út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì tính tình hiền lành, tử tế, không phân biệt, xét đoán qua vẻ bề ngoài; cô nhận ra vẻ đẹp bên trong Sọ Dừa, tình yêu chân thành.
  • Nhân vật cô Út: hiền lành, tử tế, thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn, là người đầy tình thương người.

Câu 4: Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô Út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước đều gì?

  • Mơ ước của người lao động:
    • Mơ ước được đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xấu xí trở thành trạng nguyên tuấn tú, hạnh phúc.
    • Mơ ước về sự công bằng: cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa?

  • Ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa:
    • Đề cao, ca ngợi giá trị bên trong của con người ⇒ kinh nghiệm đánh giá con người: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
    • Đề cao lòng nhân ái.
    • Khẳng định niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng.

Trên đây là bài soạn tóm tắt truyện Sọ Dừa. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức về văn bản này tại đây: Sọ Dừa.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?