Soạn văn 12 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng 1945 đến 1975
    • Phần 2: Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX

2. Hướng dẫn soạn văn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX

Câu 1: Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.

  • Tháng 8-1945, cách mạng thành công, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Từ đây, văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng, tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ.
  • Từ năm 1945-1975, đất nước diễn ra hai sự kiện lớn, có tác động sâu sắc đến văn học: đấu tranh giải phóng dân tộc trong 30 năm và miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước.

Câu 2: Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng? Thành tựu cơ bản của từng chặng?

  • Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 phát triển qua 3 chặng. Thành tựu cơ bản của mỗi chặng như sau:
    • Chặng đường 1945-1954:
      • Xuất hiện những tập truyện, kí mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp.
      • Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.
      • Kịch: một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.
      • Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng.
    • Chặng đường 1955-1964
      • Văn xuôi mở rộng phạm vi đề tài, bao quát được nhiều vấn đề.
      • Thơ phát triển mạnh mẽ.
      • Kịch nói có một số tác phẩm được dư luận chú ý.
    • Chặng đường 1965-1975:
      • Văn xuôi phản ánh cuộc chiến đấu và lao động, khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất
      • Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc
      • Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận
      • Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình xuất hiện

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.

  • Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì này là:
    • Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
      • Văn học là một thứ vũ khí, văn học phục vụ kháng chiến, phụng sự kháng chiến.
      • Quá trình vận động và phát triển của văn học ăn nhập với từng chặng đường lịch sử của dân tộc.
    • Nền văn học hướng về đại chúng: đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ của văn học, đồng thời là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học.
    • Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
      • Khuynh hướng sử thi thể hiện ở đề tài, nhân vật trung tâm, lời văn, giọng điệu,...
      • Cảm hứng lãng mạn: niềm tin vào ngày mai tươi sáng, khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới,...

Câu 4: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?

  • Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới vì:
    • Cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã giành thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
    • Đất nước gặp phải những khó khăn, thách thức và yêu cầu cần phải đổi mới.
    • Nền kinh tế từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
    • Văn hóa: có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới.
    • Sự phát triển mạnh mẽ của văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác.

Câu 5: Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

  • Đề tài: phong phú, mới mẻ
  • Đội ngũ sáng tác: đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn
  • Nội dung: vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, có tính hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân
  • Thể loại:
    • Thơ: không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như các giai đoạn trước
    • Văn xuôi: khởi sắc hơn thơ ca, nhạy cảm với những vấn đề đời sống
    • Phóng sự điều tra: phát triển mạnh và thu hút sự chú ý của người đọc
    • Kịch: phát triển mạnh mẽ, tạo được sự chú ý
    • Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học có sự đổi mới và nhiều triển vọng.

Trên đây là bài soạn văn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết 
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?