Soạn văn 12 Việt Bắc của Tố Hữu tóm tắt

1. Bố cục bài thơ Việt Bắc

  • Gồm 3 phần:
    • Phần 1: (8 câu đầu): cảm xúc khi chia tay
    • Phần 2: (từ câu 9 đến câu 20): Lời người Việt Bắc
    • Phần 3: (còn lại): Lời người cách mạng

2. Hướng dẫn soạn văn Việt Bắc

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và sắc thái trữ tình trong đoạn trích?

  • Hoàn cảnh sáng tác: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
    • Tháng 7 – 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới
    • Tháng 10 – 1954, những người kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc trở về miền xuôi. Trung ương Đảng và chính phủ từ quê hương cách mạng về lại Thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc
  • Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích được thể hiện rõ qua lời đối đáp giữa cô gái dân tộc (người ở lại) và anh bộ đội (người về xuôi).
    • Cô gái dân tộc: gợi nhớ về những kỉ niệm của cách mạng thời kì còn khó khăn nhưng vẫn một lòng đoàn kết, xây dựng lực lượng, cùng nhau đánh giặc bảo vệ đất nước.
    • Anh bộ đội: đinh ninh một nỗi nhớ tha thiết quê hương cách mạng, một niềm thủy chung, son sắt và biết ơn con người Việt Bắc.

Câu 2: Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

  • Cảnh Việt Bắc mang vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ của quê hương cách mạng.
  • Con người Việt Bắc vất vả, lam lũ nhưng tình nghĩa, yêu thương, cần cù chịu khó.

⇒ Cảnh và người Việt Bắc hiện lên đẹp qua hồi tưởng của Tố Hữu chính là do con mắt nhìn đúng đắn, tiến bộ của nhà thơ đối với quê hương cách mạng và tấm lòng của ông đối với con người Việt Bắc ân tình, thủy chung, một lòng gắn bó với cách mạng.

 Câu 3: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến?

  • Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu đã được Tố Hữu khắc họa đẹp và đầy ấn tượng của “thế trận” rừng núi đã cùng ta đánh giặc, là bức tranh “Việt Bắc xuất quân” đầy hào khí.
  • Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: là căn cứ địa của cách mạng, cái nôi của cách mạng, nơi đầu nguồn cách mạng với những địa danh lịch sử.

Câu 4: Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ (qua đonạ trích này)?

  • Thể thơ dân tộc: thể thơ lục bát được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và đầy sáng tạo.
  • Hình ảnh dân tộc: nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn,…
  • Lối phô diễn dân tộc: nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; mình về mình có nhớ ta,…
  • Ngôn ngữ dân tộc: cách xưng hô ta – mình dùng rất sáng tạo
  • Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

Trên đây là bài Hướng dẫn soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm kiến thức về bài giảng Việt Bắc tại đây: Bài giảng Việt Bắc. 

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp---- 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?