Soạn văn 12 Tuyên ngôn độc lập tóm tắt

1. Tóm tắt văn bản Tuyên ngôn độc lập

Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của Pháp nhằm khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, trong bản Tuyên ngôn, Người đã lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam hơn 80 năm đô hộ, xâm lược. Đó là tội ác về các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, tội bán nước hai lần cho phát xít Nhật. Bản Tuyên ngôn nêu cao tinh thần chính nghĩa trong cuộc đấu tranh và thắng lợi của nhân dân ta. Bản Tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

2. Hướng dẫn soạn văn Tuyên ngôn độc lập

Câu 1: Nêu bố cục của bản “Tuyên ngôn độc lập”?

  • Bản Tuyên ngôn độc lập gồm 3 phần
    • Phần 1 (từ đầu cho đến Không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
    • Phần 2 (tiếp theo đến Phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
    • Phần 3 (phần còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.

Có thể các em cần xem: Bài giảng Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Câu 2: Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập là một cách viết rất cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ?

  • Đối tượng hướng tới của bản Tuyên ngôn độc lập là đồng bào trong nước, thế giới, đặc biệt là những lực lượng thù địch và bọn cơ hội quốc tế đang mang dã tâm tái nô dịch đất nước ta.
  • Việc trích hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp nhằm mục đích:
    • Đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ. 
    • Đặt bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai cường quốc Mĩ và Pháp, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.
    • Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”. 

Câu 3: Bản Tuyên ngôn độc lập đã lật tẩy bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lí lẽ và sự thật hùng hồn, không thể chối cãi được? (Phân tích đoạn 2 và 3)

  • Thực dân Pháp đã kể công “khai hóa” thì bản Tuyên ngôn độc lập kể tội ác “cướp nước ta, áp bức đồng bào ta” của chúng.
  • Thực dân Pháp đã kể công “ bảo hộ” thì bản Tuyên ngôn độc lập lên án “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Dẫn chứng là những bằng chứng lịch sử khiến kẻ thù không thể chối cãi.
  • Chúng tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật. Nhân dân ta đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Sức mạnh của sự thật và không có lí lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn lí lẽ của sự thật.

Câu 4: Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn?

  • Ngắn gọn, giản dị, súc tích: cả một nội dung lớn diễn ra trong thời gian gần một thế kỉ nhưng tác giả đã cô đọng lại trong vài ba trang giấy, từ ngữ dễ hiểu, những câu văn dài có cấu trúc phức tạp nhưng cách diễn đạt lại rất dễ hiểu, câu văn ngắn nhưng giàu ý tứ.
  • Bản Tuyên ngôn được viết với cách lập luận chặt chẽ. Người đưa ra những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn không ai có thể chối cãi được. Ngòi bút chính luận vừa hùng hồn vừa trữ tình; cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt, Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn của thời đại

Trên đây là phần hường dẫn soạn bài Tuyên ngôn độc lập, hi vọng với những gợi ý trả lười các câu hỏi ở cả hai chương trình cơ bản và nâng cao, các em sẽ nắm được những nội dung chính của bản Tuyên ngôn độc lập, để từ đó có thể phân tích được bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh một cách sâu sắc và tường tận.

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?