Soạn văn 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt tóm tắt

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: Cuộc hoán đổi hồn Trương Ba
    • Phần 2: Cuộc sống của Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt
    • Phần 3: Kết thúc sự hoán đổi, toàn vẹn là con người cũ

2. Hướng dẫn soạn văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Câu 1: Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt hãy nêu hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm.

  • Qua đoạn đối thoại, thông điệp tác giả muốn gửi gắm:
    • Bi kịch con người khi không được là chính mình: phải sống nhờ, nương tựa vào người khác.
    • Tạo ra hình ảnh người có tâm hồn thanh cao trú ngụ trong thể xác cục cằn, thô lỗ, sự hoán đổi không hợp lí này tạo nên vấn đề mà tác giả đặt ra cho người đọc.
    • Trương Ba đối thoại với hàng thịt, ông chán cái thể xác kềnh càng, thô tục và muốn thoát khỏi chúng nhưng không thể thay đổi tình thế.
  • → Cuộc đối thoại làm bật lên sự mâu thuẫn, đặt ra vấn đề có tính triết lí không nên sống nương nhờ vào người khác, khi không được là chính mình tất sẽ có nhiều đắng cay, cuộc sống mất đi ý nghĩa.

Câu 2: Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), anh (chị) nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó.

  • Nguyên nhân đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn là do:
    • Hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt và chính cái xác hàng thịt đó đã làm thay đổi con người của Trương Ba, làm cho hồn Trương Ba giờ đây không còn là của Trương Ba trước kia nữa.
  • Hồn Trương Ba cũng nhận ra những điều đó, ông thấy không thể sống như thế được nữa, không thể khuất phục trước thể xác tự đánh mất mình. Thái độ của hồn Trương Ba lúc này thật rõ ràng, dứt khoát, quyết liệt, không khuất phục thể xác.

Câu 3: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, có đúng không? Vì sao? Màn đốì thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?

  • Đế Thích quan niệm về sự sống còn đơn giản: sống chỉ là để được sống với hàm nghĩa là không chết.
  • Lời trách Đế Thích đã nói lên một quan niệm đúng đắn về ý nghĩa sự sống của Trương Ba, sống không phải là để tồn tại (không chết) mà phải để được sống trong một cuộc sống có ý nghĩa.

Câu 4: Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?

  • Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích tỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, nhưng Trương Ba không đồng ý:
    • Trương Ba thấm thía được nỗi đau không được là chính mình, bên ngoài và bên trong không đồng nhất.
    • Không thể trú ngụ nhờ thân xác người khác, nó sẽ làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn.
    • Trương Ba không muốn sống trong những ngày không phải là chính mình.
  • Trương Ba nhận thức tỉnh táo và vì thương cu Tị nên ông dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì chết hẳn.

Câu 5: Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn trích.

  • Kết thúc vở kịch, nhân vật hồn Trường Ba chấp nhận cái chết, dù là cái chết oan ức. Nhưng cái chết ấy đã làm bừng sáng lên nhân cách đầy tự trọng, đầy yêu thương của một con người.

Trên đây là bài Soạn văn 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?