1. Bố cục bài thơ Tây Tiến
Bố cục bài thơ Tây Tiến: gồm 4 phần
- Phần 1: (14 câu đầu): Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội
- Phần 2: (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
- Phần 3: (8 câu tiếp theo): Chân dung của người lính Tây Tiến
- Phần 4: (4 câu còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây
2. Hướng dẫn soạn văn Tây Tiến
Cậu 1: Nêu bố cục của bài thơ?
Các em tham khảo đáp án ở mục 1: Bố cục bài thơ Tây Tiến
Câu 2: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
- Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội.
- Hình ảnh những người lính Tây Tiến anh dũng, hào hoa.
⇒ Nỗi mất mát lớn lao mà các anh để lại.
Câu 3: Bức tranh thiên nhiên ở đoạn 2?
Mang một vẻ đẹp khác so với đoạn thơ trên, bổ sung thêm cho bức tranh Tây Tiến thêm hoàn mĩ với những màu sắc đầy ấn tượng, khó quên.
Câu 4: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thơ thứ 3 như thế nào?
Hình ảnh người lính được miêu tả một cách trần trụi: không mọc tóc, sức khỏe yếu vi bị sốt rét quật ngã, nhưng lại một lòng hướng về hậu phương “dáng kiều thơm”.
Câu 5: Nỗi nhớ Tây Tiến trong đoạn 4?
Khi rời khỏi đoàn quân Tây Tiến, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã viết nên bài thơ Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về chiến trường xưa cùng những người đồng đội cũ một thời đã đồng lòng đồng sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Trên đây là bài soạn tóm tắt bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các kiến thức khác có liên quan đến bài thơ này tại đây:
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----