XÁC ĐỊNH LOẠI KÍNH CẦN ĐEO ĐỂ CHỮA TẬT CẬN THỊ
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Để sửa tật cận thị phải đeo kính phân kỳ để nhìn xa mà không điều tiết (mắt không bị mỏi):
\({{\rm{f}}_{\rm{k}}}{\rm{ = }}{{\rm{O}}_{\rm{M}}}{{\rm{O}}_{\rm{K}}}{\rm{ - }}{{\rm{O}}_{\rm{M}}}{{\rm{C}}_{\rm{v}}}{\rm{ = a - }}{{\rm{O}}_{\rm{M}}}{{\rm{C}}_{\rm{v}}}\)
Nếu kính đeo sát mắt: fk = -OMCv
Khi đeo kính nhìn vật gần nhất ảnh hiện ở điểm cực cận Cc của mắt:
Khi đeo kính nhìn vật xa nhất ảnh hiện ở điểm cực viễn Cv của mắt:
Độ biến thiên độ tụ của mắt:
\({\rm{\Delta D = }}{{\rm{D}}_{\rm{v}}}{\rm{ - }}{{\rm{D}}_{\rm{c}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{O}}_{\rm{M}}}{{\rm{C}}_{\rm{v}}}}}{\rm{ - }}\frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{O}}_{\rm{M}}}{{\rm{C}}_{\rm{c}}}}}\)
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Độ tụ của kính phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật ở vô cùng không phải điều tiết là
A. 0, 5dp B. 2dp C. – 2dp D. – 0,5dp
Giải:
Ta có: d’1 = 0 – 50 = - 50cm = - 0,5m (1)
Vì: \(\begin{array}{l}
\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{d}}{{\rm{'}}_{\rm{1}}}}}{\rm{ + }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{d}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}} \Leftrightarrow \frac{{\rm{1}}}{{{\rm{d}}{{\rm{'}}_{\rm{1}}}}}{\rm{ + }}\frac{{\rm{1}}}{\infty }{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}} \Leftrightarrow \frac{{\rm{1}}}{{{\rm{d}}{{\rm{'}}_{\rm{1}}}}}{\rm{ + 0 = }}\frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}}\\
\Rightarrow {\rm{d}}{{\rm{'}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}{{\rm{f}}_{\rm{k}}}(2)
\end{array}\)
Từ (1) và (2) ta có : fk = - 0,5m
Độ tụ : \({\rm{D = }}\frac{{\rm{1}}}{{{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}} = \frac{1}{{ - 0,5}} = {\rm{ - 2 dp}}\)
Ví dụ 2: Một người chưa đeo kính nhìn được vật gần nhất cách mắt 12cm. Để đọc sách gần nhất cách mắt 24cm. Người này cần phải đeo kính sát mắt:
A. TKHT f = 24cm
B. TKHT f = 8cm
C. TKPK f = - 24cm
D. TKPK f = - 8cm
Giải:
Khi đeo kính nhìn vật gần nhất ảnh hiện ở điểm cực cận Cc của mắt:
Ta có: d1 = 24 cm; OMCc = 12cm
Vì ảnh nằm ở điểm cực cận nên : d’1 = -OMCc = - 12cm (1)
Mà \({\rm{d}}{{\rm{'}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{d}}_{\rm{1}}}{\rm{.}}{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}}{{{{\rm{d}}_{\rm{1}}}{\rm{ - }}{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}} = \frac{{{\rm{24}}{\rm{.}}{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}}{{{\rm{24 - }}{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có : \(\frac{{{\rm{24}}{\rm{.}}{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}}{{{\rm{24 - }}{{\rm{f}}_{\rm{k}}}}}\)= -12
⇒ fk = -24 cm.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm . Muốn nhìn rõ vật ở xa mà không cần phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính có độ tụ
A. D = - 2 điốp B. D = 2 điốp
C. D = 0,02 điốp D. D = - 0,02 điốp
Câu 2: Mắt một người có điểm cực cận cách mắt 14cm , điểm cực viễn cách mắt 100cm .Mắt này có tật gì ? Tìm độ tụ của kính phải đeo .
A. Cận thị, D = - 1điốp
B. Cận thị, D = 1điốp
C. Viễn thị, D = 1điốp
D. Viễn thị, D = - 1điốp
Câu 3: Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22mm . Điểm cực cận cách mắt 25cm . Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt điều tiết mạnh nhất là
A. f = 20,22mm
B. f = 21mm
C. f = 22mm
D. f = 20,22mm
Câu 4: Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22mm . Điểm cực cận cách mắt 25cm. Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt không điều tiết là
A. f =20,22mm
B. f =21mm
C.f =22mm
D. f =20,22mm
Câu 5: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15cm và giới hạn nhìn rõ là 35cm .Tính độ tụ của kính phải đeo
A. D = 2điốp
B. D = - 2điốp
C. D = 1,5điốp
D. D = -0,5điốp
...
-(Để xem nội dung tiếp theo của tài liệu, vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)-
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp Xác định loại kính cần đeo để chữa tật cận thị môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.