PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP MẮT KHI VỀ GIÀ
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Khi về già sự điều tiết sẽ kém .Nên điểm cực viễn không thay đổi , điểm cực cận rời xa mắt do đó :
+ Mắt thường , lúc già phải mang thêm kính hội tụ để đọc sách
+ Mắt cận thị lúc già phải mang TKPK để nhìn xa và mang TKHT để đọc sách
( có thể ghép thành kính hai tròng )
+ Mắt viễn thị lúc già vẫn mang TKHT nhưng phải tăng độ tụ .
+ Vị trí điểm Cv mới cách TK khoảng dv thì ảnh ảo qua kính hiện tại Cv cũ cách TK khoảng :
d’v = - (OmCv – OmOk )
Nên : dv = \(\frac{{d{'_v}.{f_k}}}{{d{'_v} - {f_k}}}\)
Vị trí C’v mới cách mắt : OmC’v = dv + OmOk
- Giới hạn nhìn rõ của mắt : Cc - Cv
- Vị trí Cc dịch ra xa và Cv dịch lại gần so với mắt bình thường
- Khi đeo kính thì ảnh của vật hiện trong giới hạn nhìn rõ của mắt .
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Một mắt bình thường về già khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1 dp.
a) Xác định điếm cực cận và cực viễn.
b) Tính độ tụ của thâu kính phải mang (cách mắt 2cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25cm không điều tiết.
Giải
a) Mắt bình thường về già vẫn có điềm cực viễn ở vô cùng (Cv = oo).
Tiêu cự của thấu kính mắt khi điều tiết tối đa là f = 1/D = 1m. Vậy khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt là OCc = 1m.
b) Ta có OCv = oo và OCc = 100cm. Khi đeo kính đế nhìn rỏ vật cách mắt 25cm mà không điều tiết thì ảnh của vật qua kính phải ở vô cực.
Gọi d và d’ lần lượt là khoảng cách từ S và S’ đến kính OK.
Với: d = OKS = OS – OOK = 25-2 = 23cm và d’ = -OKS’ = oo
Suy ra tiêu cự của kính f = d = 23cm
Đô tụ của kính: D = 1/f = 1/0,23 ≈ 4,35dp.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1/ Một người cận thị về già chỉ còn nhìn rõ những vật cách mắt từ 40cm đến 100cm. để nhìn rõ các vật rất xa không điều tiết, người này cần mang kính có độ tụ là:
A. -1điôp.
B. 1điôp.
C. 2,5 điôp.
D. -2,5 điôp.
2/ Một người cận thị về già chỉ còn thấy rõ những vật cách mắt từ 50cm đến 100cm. Để nhìn rõ các vật rất xa không điều tiết, người này cần mang kính có độ tụ bằng:
A. -0,5điôp.
B. 0,5điôp.
C. -1điôp.
D. 1điôp.
3/ Một người cận thị về già chỉ còn thấy rõ các vật cách mắt từ 40cm đến 200cm. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm, người này phải đeo kính có độ tụ:
A. -1,5điôp.
B. 1,5điôp.
C. 3,5điôp.
D. 6,5điôp.
4/ Một người cận thị lúc về già chỉ nhìn rõ được vật nằm cách mắt 1 khoảng từ 30cm đến 40cm. Để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết thì độ tụ của kính phải đeo sát mắt là bao nhiêu:
A. D = -4,5đp.
B. D = 2,5đp.
C. D = -2,5đp.
D. D = -4,5đp.
5/ Một cụ già khi đọc sách đặt cách mắt 25cm phải đeo kính 2 độ. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của cụ là:
A. 1m.
B. 2m.
C. 5cm.
D. 50cm.
...
-(Để xem nội dung tiếp theo của tài liệu, vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)-
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Lão thị và cách sửa tật khi mắt về già môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.