Phương pháp tìm số hạt còn lại và số hạt đã bị phân rã trong bài tập phản ứng hạt nhân

SỐ HẠT CÒN LẠI VÀ SỐ HẠT ĐÃ BỊ PHÂN RÃ

1. Phương Pháp Giải

Số nguyên tử ban đầu:  \(\left\{ \begin{array}{l} {N_0} = \frac{{{m_0}}}{A}.{N_A}\\ {N_0} = \frac{{khoi\,luong\,toan\,bo}}{{Khoi\,luong\,1\,hat}} \end{array} \right.\)

Giả sử số hạt nguyên chất ban đầu là N0 thì đến thời điểm t số hạt còn lại và số hạt bị phân rã lần lượt là:  

\(\left\{ \begin{array}{l} N = {N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}\\ \Delta N = {N_0}\left( {1 - {e^{\frac{{\ln 2}}{T}t}}} \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} N = {N_0}{2^{ - \frac{t}{T}}}\\ \Delta N = {N_0}\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right) \end{array} \right.\)

2. Ví Dụ Minh Họa

Ví dụ 1: Ban đầu có 5 gam chất phóng xạ radon \(_{86}^{222}Rn\) với chu kì bán rã 3,8 ngày, số nguyên tử radon còn lại sau 9,5 ngày là

A. 23,9.1021.               B. 2,39.1021.               

C. 3.29.1021.               D. 32,9.1021.

Hướng dẫn

\(N = {N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}} = \frac{{{m_0}}}{A}{N_A}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}} = \frac{5}{{222}}.6,{02.10^{23}}.{e^{ - \frac{{\ln 2}}{{3,8}}.9,5}} \approx 2,{39.10^{21}}\)

 Chọn B.

Ví dụ 2: Chât phóng xạ X có chu kì bán rã T. Ban đâu (t = 0), một mẩu chất phóng xạ X có số hạt là N0. Sau khoảng thời gian t = 2T (kể từ t = 0), số hạt nhân X đà bị phân rã là

A. 0,25N0.                   B. 0,875N0.                

C. 0,75N0.                   D. 0,125N0.

Hướng dẫn

\(\Delta N = {N_0}\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right) = {N_0}\left( {1 - {2^{ - 2}}} \right) = 0,75{N_0}\)

Chọn C.

Ví dụ 3: Ban đầu có một lượng chất phóng xạ nguyên chất của nguyên tố X, có chu kì bán rã là T. Sau thời gian t = 3T, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân khác và số hạt nhân còn lại của chất phóng xạ X bằng

A. 8.                            B. 7.                           

C. 1/7.                         D. 1/8.

Hướng dẫn

\(\frac{{\Delta N}}{N} = \frac{{{N_0}\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right)}}{{{N_0}{2^{ - \frac{t}{T}}}}} = {2^{\frac{t}{T}}} - 1 = 7\)

 Chọn B

Ví dụ 4: (QG  2015) Đồng vị phóng xạ \(_{84}^{210}Po\) phân rã α, biến đối thành đồng vị \(_{84}^{210}Po\) với chu kì bán rã là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu 2g°Po tinh khiết. Đến thời điểm t, tổng số hạt α và số hạt nhân \(_{82}^{206}Pb\)  (được tạo ra) gấp 14 lần số hạt nhân \(_{84}^{210}Po\)  còn lại. Giá trị của t bằng

A. 552 ngày.               B. 414 ngày.               

C. 828 ngày.               D. 276 ngày. 

Hướng dẫn

Số hạt Po còn lại: \(N = {N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}.\)

Số hạt α tạo thành bầne số hạt Pb tạo thành và bằng số hạt Po bị phản rã:

\(\begin{array}{l} \Delta N = {N_0} - N = {N_0}\left( {1 - {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}} \right)\,\\ \Leftrightarrow 14 = \frac{{2\Delta N}}{N} = \frac{{2{N_0}\left( {1 - {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}} \right)}}{{{N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}}} = 2\left( {{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}} - 1} \right)\\ \Rightarrow 14 = 2\left( {{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}} - 1} \right) \Rightarrow t = 414\,\,day \end{array}\)

Chọn B.

Ví dụ 5: Đồng vị \(_{92}^{238}U\) là chất phóng xạ với chu kì bán rã là 4,5 (tỉ năm). Ban đầu khối lượng của Uran nguyên chất là 1 (g). Cho biết số Avôgađro là 6,02.1023. Tính số nguyên tử bị phân rã trong thời gian 1 (năm).

A. 38.1010.                  B. 39.1010.                 

C. 37.1010.                  D. 36.1010.

Hướng dẫn

\(\Delta N = {N_0}\left( {1 - {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}} \right) \approx \frac{{{m_0}}}{{2,38}}{N_A}.\frac{{\ln 2}}{T}t \approx {39.10^{10}}\)

 Chọn B

Ví dụ 6: Một gam chất phóng xạ trong 1 giây có 4,2.1013 hạt bị phân rã. Khối lượng nguyên tử của chất phóng xạ 58,933u; lu = 1,66.1027 kg. Tính chu kì bán rã của chất phóng xạ

A. l,5.108(s).                B.1,6.108 (s).              

C. l,8.108(s).                D. 1,7.108(s).

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} \Delta N = {N_0}\left( {1 - {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}} \right) \approx {N_0}.\frac{{\ln 2}}{T}t\\ \Rightarrow 4,{2.10^{23}} = \frac{{{{10}^{ - 3}}\left( {kg} \right)}}{{58,933.1,{{66.10}^{ - 27}}\left( {kg} \right)}}.\frac{{\ln 2}}{T}.1\left( s \right)\\ \Rightarrow T \approx 1,{7.10^8}\left( s \right) \end{array}\)

 Chọn D.

Ví dụ 7: Một hỗn hợp phóng xạ có hai chất phóng xạ X và Y. Biết chu kì bán rã của X và Y lần lượt là T1 = 1 h và T2 = 2 h và lúc đầu số hạt X bằng số hạt Y. Tính khoảng thời gian để số hạt nguyên chất của hỗn hợp chỉ còn một nửa số hạt lúc đầu.

A. 0,69 h.                    B. 1,5 h.                                 

C. 1,42 h.                    D. 1,39 h.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} {N_X} + {N_T} = \frac{{2{N_0}}}{2}\\ \Leftrightarrow {N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}} + {N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}} = {N_0}\\ \Rightarrow {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}} \approx 0,618 \Rightarrow t \approx 1,39\left( h \right) \end{array}\)

 Chọn D.

Ví dụ 8: Một đồng vị phóng xạ A lúc đầu có 2,86.1026 hạt nhân. Trong giờ đầu tiên có 2,29.1025 bị phân rã. Chu kỳ bán rã đồng vị A là

A. 8 giờ 18 phút.                     B.  8 giờ.        

C. 8 giờ 30 phút.                     D. 8 giờ 15 phút.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} \Delta N = {N_0}\left( {1 - {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}} \right)\\ \Rightarrow 2,{29.10^{25}} = 2,{86.10^{26}}\left( {1 - {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}} \right)\\ \Rightarrow T \approx 3h18' \end{array}\)

 Chọn A.

Ví dụ 9: Một mẫu chất chứa hai chất phóng xạ A và B với chu kì bán rã lần lượt là TA = 0,2 (h) và TB. Ban đầu số nguyên tử A gấp bốn lần số nguyên tử B, sau 2 h số nguyên tử của A và B bằng nhau. Tính TB.

A. 0,25 h.                                B. 0,4 h.                                 

C. 0,1 h.                                  D. 2,5 h.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {N_A} = {N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}\\ {N_B} = {N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}} \end{array} \right.\\ t = 2h,{N_A} = {N_B} \Leftrightarrow 4{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}2}} = {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}2}}\\ \Rightarrow {T_B} = 0,25\left( h \right) \end{array}\)

 Chọn A.

Ví dụ 10: Một mẫu radon \(_{86}^{222}Rn\)  chứa 1010 nguyên tử. Chu kì bán rã của radon là 3,8 ngày. Sau bao lâu thì số nguyên tử trong mẫu radon còn lại 105 nguyên tử.

A. 63,1 ngày.              B. 3,8 ngày.                

C. 38 ngày.                 D. 82,6 ngày.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} N = {N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}\\ \Rightarrow {10^5} = {10^{10}}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}t}}\\ \Rightarrow t \approx 63,1\,ngay \end{array}\)

 Chọn A.

Ví dụ 11: Có hai mẫu chất phóng xạ A và B thuộc cùng một chất có chu kỳ bán rã T = 138,2 ngày và có khối lượng ban đầu như nhau. Tại thời điểm quan sát, tỉ số số hạt nhân hai mẫu chất NB/NA = 2,72. Tuổi của mẫu A nhiều hơn mẫu B là

A. 199,8 ngày.                        B. 199,5 ngày.                        

C. 190,4 ngày.                        D. 189,8 ngày.

Hướng dẫn

\(2,72 = \frac{{{N_B}}}{{{N_A}}} = \frac{{{N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}{t_A}}}}}{{{N_0}{e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}{t_B}}}}} = {e^{ - \frac{{\ln 2}}{T}\left( {{t_A} - {t_B}} \right)}} \approx 199,5\)  (ngày)  

Chọn B.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Phương pháp tìm số hạt còn lại và số hạt đã bị phân rã trong bài tập phản ứng hạt nhân môn Vật lý 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?