HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “HÀNH CHÍNH” (TR. 4, 5)
A. Kiến thức cần nhớ
1. Lý thuyết
Atlat Địa lí Việt Nam trang "hành chính" (tr.4, 5)
Bản đồ Hành Chính thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với những nội dung cụ thể là:
– Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ phụ, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra vùng biển Đông rộng lớn với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km.
– Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006). Mỗi tỉnh trên bản đồ được thể bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.
– Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã…và các điểm dân cư khác.
– Trên bản đồ hành chính Việt Nam còn thể hiện hệ thống quốc lộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 5, 7, 8, 9, 14, 22, 51…), cùng các sông ngòi lớn (hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long…tạo nên mối liên hệ giữa các tỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước.
– Bản đồ phụ (Việt Nam trong Đông Nam Á) và bảng diện tích, dân số của 63 tỉnh, thành.
2. Các dạng câu hỏi thường gặp
– Xác định vị trí các tỉnh (nằm trong vùng, miền nào), ranh giới, diện tích, dân số và bộ phận lãnh thổ nằm ngoài tỉnh.
– Xác định vị trí địa lí của Việt Nam trong khu vưc ĐNA, đặc biệt mối quan hệ của nước ta với các nước láng giềng.
– Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây và tọa độ địa lí các điểm này, qua đó thấy được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên và phát triển nền kinh tế nước ta.
– Tìm các sông chảy qua các tỉnh nào?
– Kể tên các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia? Tỉnh nào có đường biên giới giáp với 3 nước? Chiều dài đường biên giới với các nước?
– Kể tên các tỉnh có đường bờ biển, đảo và quần đảo?
– Kể tên các tỉnh có số dân trên 1 triệu người? Tỉnh đông dân nhất, ít dân nhất?
– Kể tên tỉnh có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất?
– Tỉnh nào có mật độ dân số đông nhất, thưa nhất, bao nhiêu?
– Tên các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương?
– Kể tên các tỉnh thuộc ĐBSH, ĐBSCL, TDMNBB…?
– Kể tên các nước và thủ đô của các nước trong khu vực ? Các nước quần đảo ? Các nước bán đảo?
– Đường quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh nào?
B. Bài tập minh họa
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển?
A. An Giang. B. Kiên Giang. C. Đồng Tháp. D. Cà Mau.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Campuchia?
A. Đăk Lăk. B. Gia Lai. C. Quảng Nam. D. Kon Tum.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Trung Quốc?
A. Lai Châu. B. Quảng Ninh. C. Lạng Sơn. D. Yên Bái.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc?
A. Lào Cai. B. Yên Bái. C. Hòa Bình. D. Phú Thọ.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Hà Giang. D. Cao Bằng.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với những nước nào trên đất liền?
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
B. Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
C. Trung Quốc, Mianma, Campuchia.
D. Trung Quốc, Campuachia, Thái Lan.
ĐÁP ÁN
1 B 2 C 3 D 4 A 5 C 6 A
---(Nội dung đề và đáp án từ câu 7-13 của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: