I. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
PƯ tổng quát: RCOOH + R’OH → RCOOR’ + H2O
- Hiệu suất phản ứng:
H% (Chất phản ứng) = [(n phản ứng) : (n ban đầu)].100% = [(n thực tế) : (n lý thuyết)].100%
- Khi đề bài cho H% yêu cầu tính các đại lượng còn lại ⇒ Áp dụng phải nhân – trái chia (chất cần tính ở bên phải ⇒ Nhân với H%; chất cần tính ở bên trái ⇒ Chia cho H%).
II. BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là
A. 9,18.
B. 15,30.
C. 12,24.
D. 10,80.
Hướng dẫn giải
nCO2 = 0,9 mol; nH2O = 1,05 mol. Vì nH2O > nCO2 ⇒ Ancol no, đơn chức, mạch hở.
nancol = 1,05 – 0,9 = 0,15 mol.
BTKL ⇒ mO2 = 0,9.44 + 18,9 – 21,7 = 36,8 gam ⇒ nO2 = 1,15 mol.
BTNT (O): 2x + 0,15 + 1,15.2 = 2.0,9 + 1.05 ⇒ x = 0,2 mol.
BT(C) ⇒ 0,2n + 0,15m = 0,9 ⇔ 4n + 3m = 18
Vì n, m là số nguyên dương
n | 1 | 2 | 3 | 4 |
m | Lẻ | Lẻ | 2 | Lẻ |
Axit: C3H6O2: C2H5COOH: 0,2 mol; Ancol: C2H6O: C2H5OH: 0,15 mol
C2H5COOH + C2H5OH C2H5COOC2H5 + H2O
0,2 > 0,15 → 0,15 ⇒ meste = 0,15.102.0,6 = 9,18 gam.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 17,1 gam nước. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hóa m gam X với 15,6 gam axit axetic, thu được a gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol đều bằng 60%. Giá trị của a là
A. 15,48.
B. 25,79.
C. 24,80.
D. 14,88.
Hướng dẫn giải
nCO2 = 0,7 mol; nH2O = 0,95 mol ⇒ Ancol no, đơn, hở: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}OH\)
nancol = 0,25 mol ⇒ \(\overline n = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{ancol}}}} = \frac{{0,7}}{{0,25}} = 2,8\); nCH3COOH = 0,26 mol
PTHH: CH3COOH + \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}OH\) ↔ \(C{H_3}{\rm{COO}}{{\rm{C}}_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}} + {H_2}O\)
0,26 > 0,25 → 0,25.0,6 = 0,15 mol
meste = 0,15 (60 + 14.2,8) = 14,88 gam.
Câu 3. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 10,12.
B. 6,48.
C. 8,10.
D. 16,20.
Hướng dẫn giải
nC2H5OH = 0,125 mol.
nHCOOH = nCH3COOH = x mol ⇒ mhh = 46x + 60x = 5,3 ⇒ x = 0,05 mol.
PTHH: (1) HCOOH + C2H5OH → HCOOC2H5 + H2O
0,05 → 0,05.0,8 = 0,04 mol
(2) CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
0,05 → 0,05.0,8 = 0,04 mol
⇒ meste = 0,04 (74 + 88) = 6,48 gam.
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là
A. 8,16.
B. 4,08.
C. 2,04.
D. 6,12.
Hướng dẫn giải
nancol = 0,1 mol
BTKL ⇒ mO2 = 12,8 gam ⇒ nO2 = 0,4 mol.
BTNT (O) ⇒ naxit = 0,05 mol
CnH2nO2 : 0,05 mol ; CmH2m+2O : 0,1 mol
BT (C) : 0,05n + 0,1m = 0,3 ⇔ n + 2m = 6
n | 4 | 2 | 0 |
m | 1 | 2 (loại vì số C khác nhau) | 3 (loại) |
Axit : C4H8O2 : C3H7COOH : 0,05 mol ; CH3OH : 0,1 mol
Este : C3H7COOCH3 ⇒ meste = 0,05.0,8.102 = 4,08 gam.
Câu 5 Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 22,80.
B. 34,20.
C. 27,36.
D. 18,24.
Hướng dẫn giải
nCO2 = 1,5 mol; nH2O = 1,4 mol ⇒ Axit Y không no.
\(C = \frac{{1,5}}{{0,5}} = 3\, \Rightarrow \,\left\{ \begin{array}{l}
Ancol:\,{C_3}{H_7}OH:\,x\,mol\\
Axit\,\left\langle \begin{array}{l}
TH1:\,C{H_2} = CH - C{\rm{OOH:}}\,{{\rm{C}}_3}{H_4}{O_2}\\
TH2:CH \equiv C - C{\rm{OO}}H:\,{C_3}{H_2}{O_2}
\end{array} \right.:\,y\,mol
\end{array} \right.\)
TH1: \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 0,5\\
8x + 4y = 2.1,4
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,2\,mol\\
y = \,0,3\,mol
\end{array} \right.(t/m)\)
C2H3COOH + C3H7OH → C2H3COOC3H7 + H2O
0,3 > 0,2 → 0,2.0,8 = 0,16 mol ⇒ meste = 0,16.114 = 18,24 gam.
TH2: \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 0,5\\
8x + 2y = 2.1,4
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,3\,mol\\
y = \,0,2\,mol
\end{array} \right.(loai)\)
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Tính hiệu suất của phản ứng este hóa trong các trường hợp sau:
(a) Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hoá tính theo axit là
A. 20,75%. B. 36,67%. C. 25,00%. D. 50,00%.
(b) Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%.
Câu 2. Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là
A. 6,0 gam. B. 4,4 gam. C. 8,8 gam. D. 5,2 gam.
Câu 3. Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 75%. B. 55%. C. 60%. D. 44%.
Câu 4. Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 31,25%. B. 40,00%. C. 62,50%. D. 50,00%.
Câu 5. Thực hiện phản ứng este hóa giữa 4,6 gam ancol etylic với lượng dư axit axetic, thu được 4,4 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là
A. 30%. B. 50%. C. 60%. D. 25%.
Câu 6: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là :
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 7: Dãy nào sau đây sắp xếp các chất theo trật tự tăng dần nhiệt độ sôi?
A. CH3COOCH3 < HCOOCH3 < C3H7OH< C2H5COOH < C3H7COOH.
B. C3H7COOH < C2H5COOH < C3H7OH < CH3COOCH3 < HCOOCH3.
C. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H7OH < C2H5COOH < C3H7COOH.
D. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H7OH < C3H7COOH < C2H5COOH.
Câu 8: Este X có trong hoa nhài có công thức phân tử C9H10O2, khi thủy phân X tạo ra ancol thơm Y. Tên gọi của X là:
A. Phenyl axetat. B. Etyl benzoat. C. Phenyl propionat. D. Benzyl axetat.
Câu 9. Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 11. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
B. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở.
C. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức.
D. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH.
Câu 14. Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là
A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C3H5COOH. D. HCOOH.
Câu 15: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 4. B. 5. C. 8. D. 9.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải dạng bài toán về phản ứng Este hóa lớp 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!