Phương pháp giải dạng bài tập Sự cân bằng di truyền của quần thể khi có sự khác nhau về tần số alen ở các phần đực và cái Sinh hoc 12

SỰ CÂN BẰNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ KHI CÓ SỰ KHÁC NHAU VỀ TẦN SỐ ALEN Ở CÁC PHẦN ĐỰC VÀ CÁI

    Xét 1 gen với 2 alen là A và a.

Giả sử, ở thế hệ xuất phát (Po)

  • Tần số alen A của phần đực trong quần thể là p'
  • Tần số alen a của phần đực trong quần thể là q'
  • Tần số alen A của phần cái trong quần thể là p''
  • Tần số alen a của phần cái trong quần thể là q''

Khi đó cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ sau (P1) là

P1: (p'A + q'a) (p''A + q''a) = p'p''AA + (p'q'' + p''q') Aa + q'q'' aa = 1

Lúc này, tần số alen A và a của quần thể ở P1 được tính bằng:

  • Tần số alen A = pN = p'p'' + (p'q'' + p''q')/2
  • Thay q = 1 – p vào ta được
  • pN = p'p'' + [p'(1-p'') + p''(1-p')]/2 = (p'+p'')/2

Tương tự, ta tính được:

Tần số alen a = qN = (q’+q’’)/2

Khi đó cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo (P2) là:

                             p2N AA + 2 pNqN Aa + q2N aa = 1

KL:

Nếu quần thể có tần số các alen ở phần đực và phần cái khác nhau thì sự cân bằng di truyền sẽ đạt được sau 2 thế hệ ngẫu phối

  • Ở thế hệ thứ nhất diễn ra sự san bằng tần số các alen ở 2 giới.
  • Ở thế hệ thứ 2 đạt được sự cân bằng di truyền.
  • Tần số cân bằng của mỗi alen bằng nữa tổng tần số của alen đó trong giao tử đực và cái.

VD1

 Giả sử quần thể khởi đầu (Po) có:

                             p' = 0,8; q' = 0,2; p'' = 0,4; q'' = 0,6

Khi đó P1 sẽ có cấu trúc di truyền là:

P1: 0,32 AA + 0,56 Aa + 0,12 aa = 1 (P1 chưa đạt cân bằng di truyền)

Từ công thức trên (hoặc từ P1) ta xác định được:

                             pN = 0,6; qN = 0,4

→ P2: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1 (P2 đã đạt cân bằng di truyền)

VD2:

Ở thế hệ thứ nhất của một quần thể giao phối, tần số của alen A ở cá thể đực là 0,9. Qua ngẫu phối, thế hệ thứ 2 của quần thể có cấu trúc di truyền là:

                             P2: 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1

Nếu không có ĐB, di nhập gen và CLTN xảy ra trong quần thể thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất (P1) sẽ như thế nào?

Giải:

Theo giả thuyết, phần đực có tần số alen A và a là p'A = 0,9, q'a = 0,1

         Gọi tần số alen A và a ở phần cái là p'' và q''

Ta có pN = 0,5625 + 0,375/2 = 0,75

Mà pN = (p'+p'')/2   => p'' = 2pN - p' = 2x0,75 - 0,9 = 0,6

Tương tự tính được qN =  0,4

Vậy cấu trúc di truyền ở thế hệ P1 là:

                             (0,9A + 0,1a) (0,6A + 0,4a)

                             Hay P1: 0,54 AA + 0,42 Aa + 0,04 aa = 1     

VD3:

Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên NST thường. Tần số alen A của giới đực là 0,6 và của giới cái là 0,8.

Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.

Giải:

  • Tần số alen a ở giới đực là 1 - 0,6 = 0,4; ở giới cái là 1 - 0,8 = 0,2
  • Cấu trúc di truyền của quần thể F1 sau ngẫu phối là:

                             (0,6A : 0,4a) (0,8A : 0,2a) = 0,48 AA : 0,44 Aa : 0,08 aa

  • F1 chưa đạt cân bằng di truyền
  • Tần số các alen của F1: p(A) = 0,48 + 0,22 = 0,7; q(a) = 1 - 0,7 = 0,3
  • Cấu trúc di truyền của quần thể F2 :

                             (0,7A : 0,3a) (0,7A : 0,3a) = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa

→ F2 đã đạt cân bằng di truyền.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Sự cân bằng di truyền của quần thể khi có sự khác nhau về tần số alen ở các phần đực và cái Sinh hoc 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?