ÔN TẬP CHƯƠNG 7 HIĐROCACBON THƠM
I. TỰ LUẬN
BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG
Câu 1: Viết CTCT các hidrocacbon thơm: benzen, toluen(hay metylbenzen), etylbenzen, vinylbenzen, p-metyltoluen
Câu 2: Viết PTHH và gọi tên các phản ứng :
a) Benzen tác dụng Br2 ( có bột Fe) và tác dụng HNO3(có H2SO4 đặc)
b) Toluen tác dụng Br2 ( có bột Fe) và tác dụng HNO3(có H2SO4 đặc)
c) Toluen tác dụng Br2, đun nóng
e) Stiren tác dụng dung dịch brom, tác dụng HBr, tác dụng H2(theo tỉ lệ mol 1:1, xúc tác Ni)
f) Trùng hợp stiren
g) Đốt cháy metylbenzen
Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất:
a) Benzen, hex-1-en và toluen
b) Benzen, toluen và stiren
HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON
Câu 4: Viết PTHH của các phản ứng hoàn thành dãy chuyển hóa (ghi điều kiện phản ứng)
a) Axetilen etan etilen polietilen
b) Metan axetilen vinylaxetilen butađien polibutadien
c) Canxi cacbua axetilen benzen brombenzen
d) Canxi cacbua axetilen benzen nitrobenzen
e) etylbenzen stiren polistiren
Câu 5: Hidrocacbon X có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,17 . Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng H2O . Ở nhiệt thường X không làm mất màu dung dịch brom . Khi đun nóng , X làm mất màu dung dịch KMnO4
Tìm CTPT và viết CTCT của X
Câu 6: Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%
Tìm CTPT , Viết CTCT và gọi tên X
Câu 7: Cho 18,2 gam hỗn hợp gồm benzen và stiren làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 2M. Tính khối lượng của benzen trong hỗn hợp đầu
Câu 8: Khi tách hidro của 66,25 kg etylbenzen thu được 52,00 kg stiren . Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và phần stiren chưa phản ứng hết . Biết 5,20 gam A vừa đủ làm mất màu của 60,00 ml dung dịch brom 0,15M .
a) Tính hiệu suất của phản ứng tách hidro của etylbenzen
b) Tính khối lượng của stiren đã trùng hợp
c) Polistiren có phân tử khối trung bình bằng 3,12. 105 . Tính hệ số trùng hợp trung bình của polime
II. TRẮC NGHIỆM
1) Hợp chất hidrocacbon thơm là
A. Hợp chất hữu cơ phân tử có vòng benzen
B. Hợp chất hidrocacbon phân tử có liên kết bội
C. Hợp chất hidrocacbon phân tử có vòng benzen
D. Hợp chất hidrocacbon phân tử chỉ có liên kết đơn
2) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ankylbenzen là những hidrocacbon phân tử có 1 vòng benzen liên kết với gốc hidrocacbon no
B. Ankylbenzen là những hidrocacbon phân tử có 1 vòng benzen liên kết với gốc ankyl
C. Ankylbenzen là những hidrocacbon phân tử có 1 vòng benzen liên kết với gốc hidrocacbon không no
D. Ankylbenzen là những hidrocacbon phân tử có 2 vòng benzen liên kết với nhau
3) Dãy đồng đẳng của benzen (hay ankylbenzen) có công thức chung là
A. CnH2n-2 (n>/ 2) B. CnH2n (n>/ 2) C. CnH2n-6 (n>/ 6) D. CnH2n-8 (n>/ 6)
4) Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
5) Hợp chất thuộc loại ankylbenzen là
A. C6H5-CH=CH2 B. C6H5-CH2-CH3 C. C6H5-OH D. C6H12
6) Stiren (hay vinylbenzen) có công thức hóa học là
A. C6H5-CH=CH2 B. C6H5-CH2-CH3 C. C6H5-OH D. C6H5-CH3
7) Benzen có công thức hóa học là
A. C6H5-CH=CH2 B. C6H5-CH2-CH3 C. C6H6 D. C6H5-CH3
8) C6H5-CH3 có tên gọi là
A. stiren B. toluen C. etylbenzen D. benzen
9) Các ankylbenzen không cho phản ứng
A. cộng B. trùng hợp C. oxi hóa D. thế
10) Có các chất : etan, etilen, benzen, toluen và stiren . Số chất cho phản ứng trùng hợp là
A.2 B. 3 C. 4 D. 5
11) Trong các hiđrocacbon sau, chất không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường là
A. stiren B. benzen C. etilen D. axetilen
12) Benzen và toluen đều có phản ứng với
A. dung dịch brom B. dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường
C. HNO3 đặc ( xt H2SO4 đặc) D. dung dịch KMnO4 đun nóng
13) Có các chất : axetilen, etan, etilen, benzen, toluen và stiren . Dãy các chất đều có phản ứng làm mất màu dung dịch brom là
A. axetilen, etan, etilen B. etilen, benzen, toluen
C. benzen, toluen và stiren D. axetilen, etilen, stiren
14) Có các chất : hex-1-en, benzen, toluen và stiren . Số chất cho phản ứng với H2, xúc tác Ni, đun nóng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 4
15) Để phân biệt axetilen và etilen, ta dùng hóa chất là
A. dung dịch brom B. dung dịch AgNO3/NH3 C. dung dịch KMnO4 D. dung dịch HCl
16) Để phân biệt benzen, toluen, ta dùng hóa chất là
A. dung dịch brom B. dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch KMnO4, nhiệt độ thường D. dung dịch KMnO4, đun nóng
17) Dùng dung dịch brom thì phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. benzen và toluen B. hex-1-en và stiren
C. toluen va stiren D. etilen và axetilen
18) Để phân biệt hex-1-in , benzen và stiren,ta dùng hóa chất lần lượt là
A. dung dịch brom và dung dịch KMnO4
B. dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch KMnO4
C. dung dịch NaOH và dung dịch brom
D. dung dịch HCl và dung dịch brom
19) Cho stiren tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là
A. C6H5-CH2-CH2Cl B. C6H5-CHCl-CH3 C. C6H5-CH2Cl D. C6H5-Cl
20) Cho toluen tác dụng với Br2 ( có bột Fe) . Sản phẩm chính thu được là
A. o-Br-C6H4-CH3 và p-Br-C6H4-CH3 B. o-Br-C6H4-CH3 và m-Br-C6H4-CH3
C. m-Br-C6H4-CH3 và p-Br-C6H4-CH3 D. C6H5-CH2Br
...
Trên đây là phần trích dẫn Ôn tập chương 7 Hiđrocabon thơm Hóa 11 năm 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!