Ôn tập Chương 2 môn Hóa học 11 (có đáp án)

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 MÔN HÓA 11 (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối

A. KH2PO4 và K2HPO4.                                             B. KH2PO4 và K3PO4.

C. K2HPO4 và K3PO4.                                                 D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4

Câu 2: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng từng muối khan thu được là

A. 50 gam Na3PO4.                                                      B. 49,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na3PO4.

C. 15 gam NaH2PO4.                                                   D. 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4.

Câu 3. Cho 1,92 g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch A. Thể tích khí sinh ra (ở đktc) là?

A. 0,3584 lít                      B. 3,584 lít                         C. 35,84 lít                  D. 358,4 lít

Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (đktc). Kim loại M là

A.  Zn = 65.                       B.  Cu = 64.                    C. Mg = 24.                          D. Fe = 56.

Câu 5: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ dioxit và khi oxi?

A. Cu(NO32, Fe(NO3)2, Pb(NO3)2                                      B. Cu(NO32, LiNO3, KNO3

C. Hg(NO32, AgNO3, KNO3                                                  D. Zn(NO32, KNO3, Pb(NO3)2

Câu 6: Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là :

A. Khí màu nâu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh

B. Khí không màu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh

C. Khí không màu bay lên, dung dịch có màu nâu

D. Khí thoát ra không màu hoá nâu trong không khí, dung dịch chuyển sang màu xanh

Câu 7: Cho 26g Zn tác dụng vừa dủ với dd HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc). Số mol HNO3 có trong dd là:

A. 0,4 mol                          B. 0,8mol                          C. 1,2mol                          D. 0,6mol

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m g bột Al vào dung dịch HNO3 dư­ thu đư­­ợc 8,96 lit (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1: 3. m có giá trị là:

A. 24,3g                             B. 42,3g                             C. 25,3g                             D. 25,7g

Câu 9: Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại đồng vào dung dịch HNO3 dư thu được 13,44 lít hỗn hợp khí NO và NO2 ( đktc) nặng 24,4 gam. Khối lượng m có giá trị là:

 A. 64g                               B. 30g                                C. 31g                                D. 32g

Câu 10: Cho dung dịch NH3 đến d­ư vào 20ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc lấy chất kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. Nồng độ mol/l của dung dịch Al2(SO4)3 là:

A. 1M                                B. 0,5M                             C. 0,1M                             D. 1,5M

Câu 11: Chỉ được dùng một kim loại, có thể phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Kim loại đó là:

A. Cu                                 B. Ba                                 C. Al                                  D. Na.

Câu 12. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?

A. N2  +  3H2  → 2NH3                                       B. N2  +  6Li  → 2Li3N

C. N2  +  3Mg  → Mg3N2                                    D. N2  +  O2    2NO

Câu 13: Khi cho oxit của một kim loại hóa trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34,0 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào :

A. Cu                                 B. Ba                                 C. Al                                  D. Na.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

A. Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5

B. để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO)

C. HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

D. dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2

Số phát biểu đúng:      

A. 1                                    B. 3                                    C. 4                                    D. 2

Câu 15: Phương pháp chủ yếu sản xuất N2 trong công nghiệp

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng                B. Nhiệt phân muối NH4NO3

C. Phân hủy Protein                                                     D. Tất cả đều đúng

Câu 16: Cho các dung dịch (NH4)SO4, (NH4)2CO3 và dung dịch NH3 loãng. Chọn thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên?

A. Dung dịch H2SO4 loãng                                         B. Dung dịch HCl loãng

C. Dung dịch MgCl2                                                                     D. Dung dịch AlCl3

Câu 17: Tìm phát biểu đúng

A. NH3 là chất Oxi hóa mạnh                                      B. NH3 có tính khử mạnh, tính Oxi hóa yếu

C. NH3 là chất khử mạnh                                          D. NH3 có tính Oxi hóa mạnh, tính khử yếu

Câu 18: Tìm phản ứng viết đúng

A. 5Cu + 12HNO3 đặc → 5Cu(NO3)2 + N2 + 6H2O

B. Mg + 4HNO3 loãng → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

C. 8Al + 30HNO3 loãng 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

D. Tất cả đều đúng

Câu 19. Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?

A. Ag2O, NO2, O2 .           B. Ag, NO,O2.                   C. Ag, NO2, O2 .                D. Ag2O, NO, O2.

Câu 20: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc nguội là

A. Al, Fe                           B. Ag, Fe                           C. Pb, Ag                          D. Pt, Au

...

Trên đây là phần trích dẫn Ôn tập Chương 2 môn Hóa học 11 (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?