TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ | NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
I. CÁC KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA:
Chủ đề 1. SỰ ĐIỆN LI:
1- Axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo thuyết Bronsted (Giới hạn: CH3COO-, NH4+, HSO4-, CO32-, F-, SO42-, Ba2+, Al3+, Cl-, H2O, Al(OH)3, Al2O3, HCO3-, NaOH, H2PO4-, Fe3+, NO3-, CH3COONH4, S2)
2-Áp dụng: bảo toàn điện tích tính số mol ion chưa biết hoặc khối lượng muối khan khi cô cạn dd ( k có HCO3-)
3-Bài tập tính pH của dd thu được khi cho H+ tác dụng với OH-( 1 axit mạnh 1 nấc tác dụng với 1 bazo mạnh 1 nấc)
4-Xác định môi trường của dung dịch muối
5-Cho PTPT hỏi PT ion thu gọn hoặc ngược lại
6- chỉ dùng quỳ tím nhận biết 4 dd ( axit mạnh, bazo mạnh, muối trung tính, NH4+)
Chủ đề 2.NHÓM NITO
1-Xác định sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối nitrat
2 -Tính chất hóa học của NH3
3 - Nhận biết PO43- (thuốc thử, hoá chất, hiện tượng)
4- Tính chất hóa học HNO3
5-BTCho 2 kim loại (có tỉ lệ mol) tác dụng hết HNO3 thu được 2 khí (cho tỉ khối và tổng thể tích của hỗn hợp khí)
a.Tính khối lượng mỗi kim loại b. câu khó
6-Viết 5 phương trình trong 1 dãy chuyển hoá cho sẵn chứa các hợp chất của nito (N2, NH3, NO,NO2, HNO3, M(NO3)n (với M là kim loại))
7- Bài toán khó về HNO3
Chủ đề 3. NHÓM CACBON
1-Cấu hình electron tổng quát của nhóm cacbon hoặc số oxi hoá của cacbon
2- Xác định sản phẩm rắn của phản ứng khi cho CO dư tác dụng với hh oxit kim loại
3- Hiện tượng thu được (hoặc phương trình giải thích) thí nghiệmcho CO2 vào dd Ca(OH)2
4- Bài toán muối cacbonat tác dụng với dd HCl (BTKL)
5 - Bài toán khó CO2 tác dụng với dd OH-
BÀI TẬP THAM KHẢO
1.Hoàn thành các phản ứng sau đây (nếu có xảy ra) dưới dạng phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn:
a. NH4Cl + NaOH →
b. K2CO3 + Ca(NO3) 2 →
b. K2CO3 + HCl →
c. Al(NO3) 3 + NH3 + H2O →
d. MgSO4 + NH3 + H2O →
g. FeS + HCl →
h. CH3COOK + H2SO4 →
i.NaHSO4 + Ba(HCO3)2 →
2.Hoàn thành các phản ứng sau đây dưới dạng phương trình phân tử:
a. H+ + OH– → H2O
b. Fe3+ + 3OH– → Fe(OH) 3 ¯
c. NH4+ + OH– → NH3 + H2O
d. S2– + 2H+ → H2S
e. PO43– + 3H+ → H3PO4
f. Ba2+ + CO32– → BaCO3¯
3. Viết phương trình hoàn thành các dãy chuyển hóa sau:
a)NH4NO3 → NH3 →N2→NO→ NO2→HNO3→ AgNO3 àNO2à HNO3
b) NH4NO2 → N2 → NH3 → Cu → Cu(NO3)2 →CuO→ N2
c) NaNO3 → NO →NO2 → NH4NO3 → N2O
4. Nhận biết ion photphat? (hiện tượng, hóa chất, ptpu)
5. Nhận biết bằng phương pháp hóa học chỉ dùng quỳ tím ( viết sơ đồ nhận biết và PTHH xảy ra)
a) H2SO4, NaOH, NaCl, (NH4)2SO4
b) NH4Cl , NaCl , H2SO4, Na2SO4 , Ba(OH)2 .
c) NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, Ba(OH)2, Na2CO3.
d) NaOH, NaCl, FeCl3, MgCl2, AlCl3
6. Cho biết chất hoặc ion nào sau đây làAxit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo thuyết Bronsted
(CH3COO-, NH4+, HSO4-, CO32-, F-, SO42-, Ba2+, Al3+, Cl-, H2O, Al(OH)3, Al2O3, HCO3-, NaOH, H2PO4-, Fe3+, NO3-, CH3COONH4, S2-…)
7. Xác định môi trường của dung dịch muối (pH):FeCl3, KCl, K2CO3, CuCl2, CH3COONa, Na2CO3, Na2S, NH4Cl, NaClO, Na3PO4
8. Viết các phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân các muối: KNO3, NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2,Fe(NO3)3, Ba(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2
9.Theo định nghĩa của Bronstet ion nào sau đây là bazơ?
A. NO3- B. HSO4- C. NH4+ D.S2-
10: Nhóm dung dịch có pH < 7 ?
A. K2CO3, CH3COONa B. CuCl2, NaHSO4 C. KCl, CH3COONa D. KCl, NaHSO4
11. Phương trình ion thu gọn: H+ + OH−→ H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hoá học nào sau đây?
A. KOH + KHCO3→K2CO3 + H2O
B.HCl + KOH →KCl + H2O
C. H2SO4 + Ba(OH)2→ BaSO4 + 2H2O
D. 3HCl + Fe(OH)3→FeCl3 + 3H2O
12: NH3 phản ứng được với nhóm chất nào sau (các điều kiện coi như có đủ)?
A. FeO; PbO; NaOH; H2SO4
B. O2; Cl2; CuO; HCl; AlCl3
C. CuO; KOH; HNO3; CuCl2
D. Cl2; FeCl3; KOH; HCl
13:Số oxi hóa thường gặp của C là :
A. -4; 0; + 2;+ 4
B. A. -4; 0; + 2;+ 4 ; +6
C. A. -4; 0; + 2;+ 3
D. A. -2; 0; + 2;+ 4
14:Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
15:Có các dung dịch muối riêng biệt: NaCl, AgNO3, CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
16: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch NH3.
C. Dung dịch NaCl.
D. Dung dịch H2SO4 loãng.
17.Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ (đến dư) CO2 vào nước vôi trong là:
A. Sau một thời gian có kết tủa trắng.
B. Xuất hiện kết tủa trắng không tan.
C. Xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.
D. Có phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng
18: Khi cho khí CO đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, sau phản ứng chất rắn thu được là:
A. Al và Cu
B. Cu, Al và Mg
C. Cu, Fe, Al2O3và MgO
D. Cu, Fe, Al và MgO
19. Axit nitric đặc nguội có thể phản ứng được với các chất nào sau đây?
A. Al, CuO, Na2CO3
B. CuO, Ag, Al(OH)3
C. P, Fe, FeO
D. C, Ag, BaCl2
20: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu sản phẩm gồm:
A. FeO; NO2; O2. B. Fe2O3; NO2. C. Fe2O3; NO2; O2. D. Fe; NO2; O2.
21: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là
A. Ag, NO2, O2 B. Ag2O, NO, O2 C. Ag, NO, O2 D. Ag2O, NO2, O2
22:Một dd chứa 2 cation Fe2+ 0,1 mol, Al3+ 0,2 mol cùng 2 loại anion Cl- x mol, SO42- y mol. Tính x, y biết khi làm bay hơi dung dịch thu được 46,9g chất rắn khan.
23: Dung dịch A chứa 0,23 gam ion Na+;0,12 gam ion Mg2+;0,355 gam ion Cl-và m gam ion SO42–.Số gam muối khan sẽ thu được khi cô cạn dung dịch A là:
A.1,185gam. B.1,19gam. C.1,2gam. D.1,158gam.
24. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn:
a. 200 ml dung dịch HCl 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M.
b. 50ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,18M và H2SO4 0,08M với 150ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,05 M và Ba(OH)2 0,04M.
c. Trộn V ml dd HCl 0,1M với 2V ml NaOH 0,2M ?
25.Hòa tan hết 4,431 gam hh kim loại gồm Al và Mg trong dd HNO3 loãng thu được dd A( không có muối NH4+) và 1,568 lít hh khí X(đktc) đều không màu, có tỉ khối với H2 là 18,5, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí
a. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hh ?
b. Cho dd sau phản ứng tác dụng với dd NaOH dư thu được bao nhiêu gam kết tủa
26. Hòa tan hết m gam hh kim loại gồm Fe và Mg ( tỉ lệ mol 21:11) trong dd HNO3 loãng dư thu được 0,9856 lít hh khí X gồm NO và N2 (ở 27,30C và 1 atm), có tỉ khối so với H2 bằng 14,75 vàdung dịch X (không có muối NH4+)
a. Tính m?
b.Tính số mol HNO3 tham gia phản ứng ?
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Nội dung ôn tập kiểm tra 1 tiết năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Đông Hà. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: