Nội dung ôn tập chuyên đề Amin, Amino axit, Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Vân Khánh

NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT VÂN KHÁNH

 

A. BÀI TẬP TỰ LUẬN.

I. AMIN.

Bài 1. Viết CTCT, gọi tên và chỉ rõ bậc từng  amin đồng phân có CTPT sau:

a. C3H9N                                        

b. C4H11N                      

c. C7H9N ( vòng benzen)

Bài 2. Viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:

a. metylamin tác dụng với dd HCl                

b. anilin tác dụng với nước brom.

c. N,N- ddimetylamin tác dụng với HCl

Bài 3. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng các amin sau:

a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2                         

b. Hỗn hợp chất lỏng :C6H6,C6H5OH,C6H5NH2

Bài 4. Trình bày pp hóa học để nhận biết các dd của các chất có trong từng dãy sau:

a. C2H5NH2, C6H5NH2, glucozo, Glixerol                 

b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO

c. metanol, gli, glu, anilin

Bài 5. Sắp xếp các amin sau theo chiều tăng dần tính bazo

a. etylamin, metylamin,phenylamin. Amoniac      

b. etylamin, dimetylamin, phenyl amin, di, phenyl amin.

Bài 6. Cho m gam metylamin tác dụng với 3,65g HCl thì được 6,75g muối A. Tính m.

b. Cho m gam  etylamin tác dụng với 3,65g HCl thu được 12,65g A. Tính khối lượng etylamin tham gia phản ứng.

Bài 7.

a. Tính thể tích nước brom( d= 1,3)cần dùng để điều chế 4,4g tribromanilin

b. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A. Biết khi cho tác dụng với nước brom thu được 6,6g kết tủa trắng. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn 5,9 g Amin đơn chức X thu được 6,72 lít CO2, 1,12 lít N2 ( Các thể tích khí đo ở đkc) và 8,1g nước. Xác định CTPT của A.

Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X người ta thu được 10,125g nước và 8,4 lít khí CO2 và 1,4 lít N2 (đkc).

a. Xác định CTPT của X.

b. Viết CTCT và gọi tên X.

Bài 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 2,24 lít khí CO2 (đkc) và 3,6g nước. Xác định CTPT của từng amin.

Bài 11.

1. Cho 6,75g amin đơn chức A vào dd HCl dư thu được 12,225g muối. Xác định CTPT của A.

2.  Cho 7,75g amin đơn chức A vào dd HCl dư thu được 16,875g muối.

a. Tính mA                  

b. Xác định CTPT của A

II. AMINO AXIT

Bài 1. Viết các đồng phân amino axit ứng với CTPT C4H9O2N và gọi tên theo danh pháp thay thế.

Bài 2.

a. Viết các phương trình phản ứng giữa axit - aminopropionic , axit glutamic với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Qua đó kết luận về tính chất của các amino axit.

b. Viết phương trình phản ứng điều chế  polienanamit, policaproamit.

c. Trong số các chất hữu cơ đã học có 4 chất có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với NaOH vừa có khả năng tác dụng với HCl. Hãy viết CTCT của 4 chất hữu cơ đó.

Bài 3. Phân biệt các  dung dịch glixyl, axit propionic, butylamin

Bài 4. Một - amino axit no X  chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 14,5g X tác dụng với  dd HCl dư thu được 18,15g muối clorua của X. Viết các CTCT có thể có của X.

Bài 5. 1 mol  amino axit no,  đon chức X  tác dụng vừa hết với 1 mol  HCl sinh ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. Các định CTPT của X.

Bài 6. A là một amino axit trong phân tử ngoài nhóm amino và nhóm cacboxyl không có nhóm chức nào khác. 0,1 mol A phản ứng vừa hết với  100ml dung dịch  HCl 1M tạo ra 18,35g muối. Mặt khác 22,05g A tác dụng với  một lượng NaOH dư tạo ra 28,65g muối.

a. Xác định CTPT của A.

b. Viết CTCT của A biết Acos mạch không phân nhánh  và nhóm amino ở vị trí 

Bài 7. Cho 0,1mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 1,25M sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75g muối. Mặt khác nếu cho 0,1mol A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3g muối. Xác định CTPT và viết CTCT của A biết rằng A không làm mất màu dung dịch KMnO4

Bài 8. Cho 2g hỗn hợp hai amino axit no chứa một chức  axit, một chức amino tác dụng với 40,15g dung dịch HCl 205 được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất có trong A cần 140ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác đốt cháy ag hỗn hợp hai amino axittreen và cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình này tăng thêm 32,8g. Biết rằng khi đốt cháy thu được khí nito dạng đơn chức. Xác định CTPT của 2 amino axit trên biết tỉ lệ khối lượng của chứng là 1,37.

Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn một lượng amino axit no, đơn chức X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. Xác định CTCT thu gọn của X.

Bài 10. Đốt cháy hoàn toàn một lượng amino axit no, đơn chức X thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ thể tích 6:7. Xác định CTCT thu gọn của X.

Bài 11. Chất A là 1 amino axit mà phân tử không chứa thêm nhóm chức hữu cơ nào khác. Cho 100g dung dịch A 0,2M tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch NaOH 0,25M thu được dung dịch B. Cô cạn B thu được 3,82g muối khan. Mặt khác 80g dung dịch 7,35% của A phản ứng hết với 50ml dung dịch HCl 0,8M.

a. Xác định CTPT của A.

b. Viết CTCT của A biết rằng A có mạch C không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí

Bài 12. Hợp chất X chứa các nguyên tố C,H,N,O và có phân tử khối là 89. Khi đốt cháy  hoàn toàn 1 mol X thu được hơi nước, 3 mol CO2 và 0,5 mol N2. Biết rằng X là HC lưỡng tính và tác dụng được với dung dịch Brom. Xác định CTCT của X.

Bài 13. HCHC X có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của benzen, chứa 4 nguyên tố C,H,O,N trong đó H chiếm 9,09%, N chiếm 18,18% về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 7,7g chất X thu được 4,928 lít CO2 đo ở 27,3oC, 1atm. X tác dụng được với dung dịch NaOH và HCl. Xác định CTCT của X.

Bài 14. a- amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C,H,N lần lượt bằng 40,45%, 1,86%, 15,73%, còn lại là oxi. Xác định CTPT của X biết trong X có 1 nito.

Bài 15. Este A được điều chế từ amino axit B ( chứa C,H,N,O) và ancol etylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9gam este A thu được 13,2g CO2 và 6,3gam nước và 1,12 lít N2 (đkc). Xác định CTPT, Viết CTCT của A,B.

III. PEPTIT- PROTEIN

Bài 1. Phân biệt các chất lỏng:

a. glu, gli, etanol, lòng tắng trứng.

b. glu, gli, HTB, lòng tắng trứng.

c. Xà phòng, lòng trắng trứng, HTB, glixerol.

Bài 2. Hãy viết các dipeptit có thể tạo thành từ glixyyl, alanin

Bài 3. Thủy phân hoàn toàn pentapeptit ta thu được các amino axit A,B,C,D. Thủy phân không hoàn toàn X ta thu được các dipeptit BD,CA,DC, AE và tripeptit DCA . Xác định trình tự gốc amino axit trong pentapeptit

Bài 4. Khi thủy phân 500g protein A thu được 170g alanin. Tính số mol alanin có trong protein trên Nếu phân tử A có 50 000 thì số mắt xích alanin là bao nhiêu?

B. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Có 4 hóa chất: metylamin (1), etylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là

A. (4) < (1) < (2) < (3)                        B.(2) < (3) < (1) < (4)

C. (2) < (3) < (1) < (4)                        D.(3) < (2) < (1) < (4)

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Khi thay H trong hiđrocacbon bằng nhóm NH2 ta thu được amin

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức có 2 nhóm NH2 và COOH        

C. Khi thay H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin. 

D. Khi thay H trong phân tử H2O bằng gốc hiđrocacbon ta thu được ancol.

Câu 3: Hợp chất  có tên là

A. Trimetylmetanamin                        

B. Đimetyletanamin               

C. N-Đimetyletanamin                       

D. N,N-đimetyletanamin

Câu 4: Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách

A. Ngửi mùi                       

B. Thêm vài giọt H2SO4   

C. Dùng Quì tím     

D.Thêm vài giọt NaOH

Câu 5: Ứng với công thức C3H9N có số đồng phân amin là

A. 3           

B. 4              

C. 5                

D. 6

Câu 6 : Ứng với công thức C4H11N có số đồng phân amin bậc 2 là

A. 3           

B. 4              

C. 5                

D. 6

Câu 7: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dd HCl         

B. dd NaOH               

C. nước Br2              

D.dd NaCl

Câu 8 : Chất nào là amin bậc 2 ?

A. H2N – [CH2] – NH2  

B. (CH3)2CH – NH2                      

C. (CH3)2NH – CH3  

D. (CH3)3N

Câu 9: Để chứng minh tính lưỡng tính của  NH2 - CH2 - COOH (X), ta cho X tác dụng với

A. HCl, NaOH               

B. Na2CO3, HCl                

C. HNO3, CH3COOH               

D. NaOH, NH3

Câu 10. Cho các nhận định sau:

(1)   Alanin làm quỳ tím hóa xanh.                

(2) Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.

(3)   Lysin làm quỳ tím hóa xanh.     

(4) Axit e-amino caporic là nguyên liệu để sản xuất nilon–6.

Số nhận định đúng

A. 1           

B. 2              

C. 3                

D. 4

Câu 11. Cho các câu sau đây:

(1) Khi cho axit Glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.

(2) Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.

(3) Dung dịch của các amino axit đều có khả năng làm quỳ tím chuyển màu.

(4) Các mino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

Số nhận định đúng

A. 1           

B. 2              

C. 3                

D. 4

 

 

Câu 12. Một amino axit có công thức phân tử là C4H9NO2. Số đồng phân amino axit là

A. 3           

B. 4              

C. 5                

D. 2

Câu 13 : Thuốc thử có thể nhận biết 3 chất hữu cơ : axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin là

A. NaOH    B. HCl     C. Quì tím       D. CH3OH.HCl

Câu 14 : Cho các câu sau:

(1) Peptit là hợp chất được hình thnh từ 2 đến 50 gốc a amino axit.

(2) Tất cả các peptit đều phản ứng màu biure.

(3) Từ 3 a- amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau.

(4) Khi đun nóng dung dịch peptit với dung dịch kiềm, sản phẩm sẽ có phản ứng màu biure.

Số nhận xét đúng

A. 1           

B. 2              

C. 3                

D. 4

Câu 15 : Cho các phát biểu sau:                                             

(1)  Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit.

(2)  Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.

(3)  Số lkết peptit trong ptử peptit mạch hở có n gốc a- amino axit là n -1.

(4)  Có 3 a-amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 peptit khác nhau có đầy đủ các gốc a-amino axit đó.

Số nhận định đúng là:

A. 1           

B. 2              

C. 3                

D. 4

Câu 16 : Để phân biệt xà phòng, hồ tinh bột, lòng trắng trứng ta sẽ dùng thuốc thử nào sau đây ?

A. Chỉ dùng I2                

B. Kết hợp I2 và Cu(OH)2                    

C. Chỉ dùng Cu(OH)2    

D. Kết hợp I2 và AgNO3.NH3

Câu 17 : Cho các câu sau:

(1) Amin là loại hợp chất có chứa nhóm –NH2 trong phân tử.

(2) Hai nhóm chức –COOH và –NH2 trong amino axit tương tác với nhau thành ion lưỡng cực.

(3) Poli peptit là polime mà phân tử gồm 11 đến 50 mắc xích a-amino axit nối với nhau bởi các liên kết peptit.

(4) Protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit.

Số nhận định đúng trong các nhận định trên là

A. 1           

B. 2              

C. 3                

D. 4

Câu 18: Cho các dung dịch sau đây: CH3NH2; NH2-CH2-COOH; CH3COONH4, lòng trắng trứng (anbumin). Để nhận biết ra abumin ta không thể dùng cách nào sau đây?

A. Đun nóng nhẹ            

B. Cu(OH)2           

C. HNO3        

D. NaOH

Câu 19: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (phe). 

A. 3           

B. 4              

C. 5                

D. 6

Câu 20 : Lý do no sau đây làm cho protein bị đông tụ?

(1) Do nhiệt.                   

(2) Do axit. 

(3) Do Bazơ.                  

(4) Do Muối của Kim loại nặng.

A. có 1 lí do ở trên         

B. có 2 lí do ở trên             

C. có 3 lí do ở trên     

D. có 4 lí do ở trên

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Nội dung ôn tập chuyên đề Amin, Amino axit, Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Vân Khánh. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?