Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á Địa lý 11

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

I. Lý thuyết

1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

– Trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới (Tây Nam Á chiếm 50% thế giới). Tiêu biểu : A-rập Xê-út : 263 tỉ thùng; I-ran : 131 tỉ thùng; Irắc : 115 tỉ thùng; Cô-oét : 94 tỉ thùng; Các tiểu vương quốc A-rập Thông nhất: 92 tỉ thùng (năm 2003).

– Nguồn năng lượng dầu mỏ của thế giới thiếu hụt do vậy khu vực trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

– Nguồn lợi lớn từ dầu mỏ, cùng với vị trí chiến lược quan trọng là nguyên nhân gây ra nhiều xung đột và bất ổn ở khu vực này.

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

– Nguyên nhân:

+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.

+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.

– Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái.

– Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.

Biểu đồ lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới, năm 2003

– Đông Á: Dầu thô Khai thác < Dầu thô Tiêu dùng: 11105,7 nghìn thùng/ngày

– Đông Nam Á: Dầu thô Khai thác < Dầu thô Tiêu dùng: 1165,3 nghìn thùng/ngày

– Trung Á: Dầu thô Khai thác > Dầu thô Tiêu dùng: 669,8 nghìn thùng/ngày

– Tây Nam Á: Dầu thô Khai thác > Dầu thô Tiêu dùng: 15239,4 nghìn thùng/ngày

– Đông Âu: Dầu thô Khai thác > Dầu thô Tiêu dùng: 3839,3 nghìn thùng/ngày

– Tây Âu: Dầu thô Khai thác < Dầu thô Tiêu dùng: 6721,0 nghìn thùng/ngày

– Bắc Mĩ: Dầu thô Khai thác < Dầu thô Tiêu dùng: 14240,4 nghìn thùng/ngày

Câu 2: Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.

– Đe doạ trực tiếp đời sống nhân dân

– Môi trường bị ảnh hưởng, suy thoái

– Kinh tế quốc gia giảm sút

– Mất ổn định chính trị quốc gia, khu vực và thế giới.

Câu 3: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Đáp án:

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là?

A. Vị trí địa – chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.

B. Sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và xung đột sắc tộc.

C. Tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.

D. Sự can thiệp của nước ngoài và cuộc khủng hoảng năng lượng.

Đáp án:

Tây Nam Á có vị trí địa lí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp cả ba châu lục: Á, Âu, Phi -> vị trí địa – chính trị quan trọng.

- Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ giàu có, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới.

=> Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á  đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc, nhiều tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt động gây nên tình trạng mất ổn định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là?

A. Đạo Thiên Chúa.

B. Đạo phật.

C. Đạo Hồi.

D. Đạo Tin Lành.

Đáp án:

Hiện nay, đa số dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi, một phần nhỏ theo các tôn giáo khác

=> Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là đạo Hồi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Đáp án:

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Ven biển Đỏ

B. Ven biển Ca-xpi

C. Ven Địa Trung Hải

D. Ven vịnh Péc-xich

Đáp án: D

Cho biểu đồ

Biểu đồ thể hiện lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2015

Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi 8,9:

Câu 8. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất thế giới

B. Trung Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác đứng thứ hai thế giới

C. Tây Âu là khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất thế giới

D. Nga là nước có lượng dầu thô tiêu dùng ít nhất

Đáp án: A

Giải thích : Qua biểu đồ, rút ra nhận xét:

- Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất thế giới, tiếp đến là Bắc Mỹ, Nga,… và Đông Âu là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác ít nhất thế giới.

- Bắc Mĩ là khu vực có lượng dầu thô tiêu thụ lớn nhất thế giới, tiếp đến là Đông Á, Tây Âu, Tây Nam Á,…

Câu 9. Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của khu vực nào nhiều nhất?

A. Tây Nam Á.      

B. Trung Á

C. Tây Âu      

 D. Đông Á

Đáp án: A

Giải thích : Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của khu vực Tây Nam Á là 20,5 triệu thùng/ngày; Nga là 7/9 triệu thùng/ngày; Trung Á là 1,4 triệu thùng/ngày. Còn các khu vực khác lượng dầu thô khai thác không đủ để tiêu dùng mà còn phải nhập khẩu từ các nước khác

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á Địa lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?