MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ SỰ ĐIỆN LI MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT BẮC HÀ
Dạng 1: Viết phương trình điện li và tính nồng độ mol của dung dịch
BT1. Viết các phương trình điện li cho các trường hợp sau: NaCl; HCl; KOH; H2SO4; AlCl3; (NH4)2CO3
BT2. Viết các phương trình điện li và tính số mol các ion sinh ra trong các trường hợp sau:
a. dd chứa 0,2 mol HNO3
b. dd chứa 0,5 mol Na3PO4
c. dd chứa 2 mol NaClO
d. dd chứa 2,75 mol CH3COONa
BT3. Cho các dung dịch sau:
a. 200ml dd chứa 0,25 mol Na2S
b. 500ml dd chứa 8,5g NaNO3
c. dung dịch Ba(OH)2 0,3M
d. dd Al2(SO4)3 0,15M
Viết các phương trình điện li và tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch
BT4. Một dung dịch có chứa 0,2 mol K+; 0,3 mol Mg2+; 0,45 mol và x mol .
a. Tính x?
b. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Tính m?
BT5. Hòa tan hai muối X, Y vào nước được 1 lit dung dịch chứa: [Zn2+] = 0,2M; [Na+] = 0,3M; [ ] = 0,15M; [ ] = p (M).
a. Tính giá trị p?
b. Tìm công thức hai muối X, Y ban đầu. Tính khối lượng mỗi muối đem hòa tan.
BT6. Hòa tan 12,5 gam tinh thể CuSO4.5H2O trong nước thành 200 ml dung dịch . Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được .
BT7. Hòa tan 8,08 gam Fe(NO3)3 .9H2O trong nước thành 500 ml dung dịch . Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được?
BT8. Chỉ ra các chất sau đây là chất điện li mạnh hay điện li yếu trong nước. Viết phương trình điện li của chúng? NaBr; HClO; CaCl2; CH3COOH; K2CO3; Mg(OH)2.
BT9. Hãy sắp xếp dung dịch các chất sau (cùng nồng độ) theo chiều tăng dần khả năng dẫn điện:CH3COOH; AlCl3; Al2(SO4)3; AgNO3; Ba(OH)2.
BT10. Viết phương trình điện li các chất sau đây (nếu có) :
1. HClO4
2. Sr(OH)2
3. K3PO4
4. BaCl2
5. AgCl
6. Fe(OH)3
7. Al2(SO4)3
8. KMnO4
9. KOH
10. HNO3
11. BaSO4
BT11. Viết công thức của chất mà khi điện li tạo ra các ion :
a. K+ và
b. Fe3+ và
c. Mg2+ và
d. Al3+ và
Dạng 2: Tính độ điện li
BT1. Điện li dung dịch CH3COOH 0,1M được dung dịch có [H+] = 1,32.10-3 M . Tính độ điện li α của axit CH3COOH.
BT2. Một lít dung dịch CH3COOH 0,01 M có chứa tổng số 6,28.1021 ion và phân tử CH3COOH . Tính độ điện li của axit này.
BT3. Hòa tan 3 gam CH3COOH vào nước để được 250 ml dung dịch, biết độ điện li α = 0,12 . Tính
nồng độ mol của các phân tử và ion trong dung dịch .
BT4: Tính nồng mol của các ion trong dung dịch trong các trường hợp sau:
a. dd Na2SO3 0,3M ( =1)
b. dd HF 0,4M ( = 0,08)
c. dd HClO 0,75 ( = 5%)
d. dd HNO2 0,5M ( = 6%)
Bài 5: Tính nồng độ mol các ion H+ và CH3COO- có trong dung dịch axit CH3COOH 0,1M . Biết phương trình điện li : CH3COOH CH3COO- + H+ và độ điện li α = 4%.
Bài 6: Cho dung dịch HClO có nồng độ mol 0,01M, ở nồng độ này HClO có độ điện li là α = 0,172% .
a). Tính nồng độ các ion H+ và ClO- .
b). Tính nồng độ mol HClO sau điện li .
Bài 7: Hòa tan 3 gam CH3COOH và nước để được 250 ml dung dịch, biết độ điện li α = 0,12 . Tính
nồng độ mol của các phân tử và ion trong dung dịch .
Bài 8: Trong 100 ml dung dịch axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.1021 phân tử HNO2 và 3,6.1020 ion NO2-.
a. Tính độ điện li của axit nitrơ trong dung dịch ở nhiệt độ đó .
b. Tính nồng độ mol của dung dịch nói trên .
Bài 9: Tính nồng độ mol của các ion H+ và CH3COO- trong 2 lit dung dịch có chứa 24 gam
CH3COOH hòa tan . Biết độ điện li của axit là α = 1,2%
Dạng 3: Phân loại axit, bazo theo thuyết bron –stet và A- re-ni-ut
BT1. Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt: HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-; NH3, S2-, HPO42-. Giải thích.
BT2. Quỳ tím sẽ xuất hiện màu gì khi cho vào các dung dịch : Na2S , NH4Cl . Giải thích.
Bài 3: Trong các phản ứng dưới đây, ở phản ứng nào nước đóng vai trò là một axit, ở phản ứng nào nước đóng vai trò là một bazo (theo Bron – stêt).
1. HCl + H2O → H3O+ + Cl-
2. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2 .
3. NH3 + H2O NH4+ + OH- .
4. CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O .
Dạng 4: Tính hằng số phân li axit, bazo
BT1. Viết biểu thúc hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp sau: HF, ClO-; NH4+; F-.
BT2. Có hai dung dịch sau :
a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.
b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.
Bài 3: Có một dung dịch axit CH3COOH (chất điện li yếu) . Nếu hòa tan vào dung dịch đó một ít tinh thể CH3COONa (Chất điện li mạnh), thì nồng độ H+ có thay đổi không , nếu có thì thay đổi thế nào ? Giải thích .
Bài 4: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch : CH3COOH H+ + CH3COO- . Độ điện li α của
CH3COOH biến đổi như thế nào ?
a. Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl
b. Khi pha loãng dung dịch
c. Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH
d. Nhỏ vào dung dịch vài giọt dung dịch CH3COONa
Bài 5: Tính nồng độ mol ion H+ của dung dịch CH3COOH 0,1M, biết hằng số phân li của axit
Ka = 1,75.10-5 .
Bài 6: Tính nồng độ mol của ion OH- có trong dung dịch NH3 0,1M, biết hằng số phân li bazo
kb = 1,8.10-5
Bài 7: Trong 2 lít dung dịch axit flohiđric có chứa 4 gam HF nguyên chất. Độ điện li của axit này là 8%. Hãy tính hằng số phân li của axit flohiđric.
Bài 5: Axit propanoic (C2H5COOH) là một axit hữu cơ, muối của axit này được dùng để bảo quản thực phẩm lâu bị mốc . Hằng số điện li của axit là Ka = 1,3.10-5. Hãy tính nồng độ ion H+ trong dung
dịch C2H5COOH 0,1M .
...
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Một số dạng bài tập chuyên đề sự điện li môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Bắc Hà. Để xem toàn bộ nội dung chuyên đề các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải về máy tính.
Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo: