Bài tập chuyên đề Hidrocacbon không no, Hidrocacbon thơm môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Mai Kính

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ HIDROCACBON KHÔNG NO - HIDROCACBON THƠM

MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT MAI KÍNH

 

Câu 1. Viết CTCT các đồng phân (cấu tạo) anken ứng với CTPT là C4H8 và C5H10 và gọi tên theo tên thay thế.

Câu 2. Viết CTCT các anken có tên gọi sau:

a. Butilen, 2-metylbut-2-en, pent-1-en, 2,3-đimetylpent-2-en.

b. Propilen, hex-1-en, etilen, 2-metylpent-1-en, iso-butilen.

Câu 3. Gọi tên các anken sau theo danh pháp thay thế

a. CH2=CH-CH2-CH3, CH2=C(CH3)-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=C(CH3)-CH2-CH3.

b. CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH2-CH3, CH2=CH-CH3, CH2=CH2.

Câu 4. Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau:

a. CH3-CH=CH-CH3   + H2  →

b. CH2=CH-CH3   + Br2   

c. CH2=C(CH3)-CH3 + HBr →

d. CH2=CH-CH2-CH3 + H2O →

e. CH3-CH=CH-CH3 +  HBr  →

f. C2H4  + O2  →

g. nCH2=CH2 →

h. nCH2=CH-CH3  →

i. nCH2=CHCl  →

Câu 5. Viết PTHH điều chế các chất sau đi từ các chất hữu cơ tương ứng.

PE, PVC, etilen, propilen, 2-clopropan, ancol etylic.

Câu 6. Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Chất nào có đồng phân hình học. Viết CTCT các  đồng phân cis-trans của nó.

Câu 7. Viết CTCT các đồng phân ankin ứng với CTPT là C4H6 và C5H8 và gọi tên theo tên thay thế.

Câu 8. Viết CTCT các ankin có tên gọi sau:

a. Metyl axetilen, etyl metyl axetilen, đimetyl axetilen,  3-metylbut-1-in, pent-1-in.

b. Hex-2-in, axetilen, 3,4-đimetylpent-1-in.

Câu 9. Gọi tên các anken sau theo danh pháp thay thế

a. CH≡CH-CH2-CH3, CH≡C-CH(CH3)-CH3, CH3-C(CH3)=C(CH3)-CH2-CH3.

b. CH3-C≡C-CH(CH3)-CH2-CH3, CH≡CH-CH3, CH≡CH.

Câu 10. Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau:

a. CH≡C-CH3   +  H2 →

b. CH≡C-CH3 +  H2   →

c. CH≡C-CH3 + Br2   →

d. CH≡CH  +  HCl   →

      1 mol          1 mol

e. CH≡CH  +  H2O  → 

f. 2CH≡CH  →

g. 3CH≡CH   →

Câu 11. Viết PTHH điều chế các chất sau từ các mono me tương ứng.

Axetilen, vinyl clorua, benzen, vinyl axetilen.

Câu 12. Hoàn thành các chuổi phản ứng sau:

a. CH4   → C2H2  → C2H4  →  C2H6 →  C2H5Cl →  C2H4.

b. CH4  → C2H2  →  C4H4  →  C4H6  → polibutadien

c. CH4 →  C2H2 →  C6H6  →  C6H5Br

d. C2H6 →  C2H4 → PE

e. CH4  →  C2H2 → Vinyl clorua →PVC

Câu 13. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học.

a. CH4, C2H4, C2H2 và CO2.              

b. But-1-in và but-2-in

c. Benzen, hex-1-en và toluen           

d. Benzen, stiren và toluen

Câu 14. Từ CH4 và các hóa chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết các PTHH điều chế:

Cao su buna, benzen, PE và PVC.

Câu 15. Viết CTCT các đồng phân benzen ứng với CTPT C8H10 và gọi tên các đồng phân đó.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu từ câu 16 đến câu 45 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 45. Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m.

Câu 46.  Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Xác định công thức phân tử của X.

Câu 47. Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Xác định công thức của ankan và anken.

Câu 48. Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Xác định công thức phân tử của 2 hiđrocacbon.

Câu 49. Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon (biết các thể tích khí đều đo ở đktc).

Câu 50. Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Tính giá trị của m.

Câu 51. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Xác định công thức cấu tạo của anken.

Câu 52. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hoá.

Câu 53. Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t0), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Xác định công thức phân tử của X.

Câu 54. Hỗn hợp X gồm một olefin M và H2 có khối lượng phân tử trung bình 10.67 đi qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 18. Biết M phản ứng hết. Xác định CTPT của M.

Câu 55. Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t0), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Xác định công thức phân tử của X.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề Hidrocacbon không no, Hidrocacbon thơm môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Mai Kính. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?