Một số dạng bài tập áp dụng phương pháp bảo toàn electron môn Hóa học 11 năm 2020

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020

 

MỘT KIM LOẠI + HNO3 TẠO MỘT SẢN PHẨM KHỬ

Câu 1. Lượng khí thu được (đkc) khi hoà tan hoàn toàn 0,3 mol Cu trong lượng dư HNO3 đặc là:

A. 3,36 lít                               

B. 4,48 lít                         

C. 6,72 lít                         

D. 13,44 lít

Câu 2. Cho 10,8 g Al tan hết trong dd HNO3 loãng thu được sản phẩm duy nhất là 3,36 lít khí A (đkc). CTPT của khí A là:

A. N2O                                   

B. NO2                             

C. NO                              

D. N2

Câu 3 Cho 0,05 mol Mg tan hết trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,01 mol khí X là sản phẩm khử duy nhất (đktc). X là :

A.  NO2                                             

B.  N2                                         

C.  NO                             

D.  N2O          

Câu 4. Để hòa tan vừa hết 9,6 gam Cu cần phải dùng V ml dung dịch HNO3 2M, sau phản ứng thu được V1 lít khí NO (ở đktc). Biết phản ứng không tạo ra NH4NO3. Vậy V và V1 có giá trị là

A. 100 ml và 2,24 lít     

B. 200 ml và 2,24 lít          

C. 150 ml và 4,48 lít       

D. 250 ml và 6,72 lít 

Câu 5.Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc). M là kim loại: 

A. Mg                            

B. Cu                             

C. Fe                             

D. Zn

Câu 6: Cho m gam Fe tan trong 250 ml dung dịch HNO3 2M, để trung hòa lượng axit dư cần phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy m có giá trị là:

A. 2,8 gam                    

B. 8,4 gam                     

C. 5,6 gam                     

D. 11,2 gam

Câu 7: Cho 11,2 gam một kim loại Z tan trong một lượng HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dd A và 2,28 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dd A thu được muối khan có khối lượng bằng:

A. 55,6 gam                  

B. 48,4 gam                   

C. 56,5 gam                   

D. 44,8 gam

Câu 8: Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, phản ứng làm giải phón ra khí N2O (duy nhất) và dung dịch sau phản ứng tăng 3,9 gam. Vậy m có giá trị là:

A.  2,4 gam                   

B. 3,6 gam                     

C. 4,8 gam                     

D. 7,2 gam

Câu 9: Hòa tan hết 1,92 gam một kim loại trong 1,5 lít dd HNO3 0,15M thu được 0,448 lít khí NO (ở đktc) và dd A. Biết khi phản ứng thể tích dd không thay đổi:

a) Vậy R là kim loại:

A. Al                             

B. Zn                             

C. Fe                             

D. Cu

b) Nồng độ mol/l lít của các chất có thể có trong dd A là:

A. [muối] = 0,02M ; [HNO3]=0,097M            

B. [muối] = 0,097M ; [HNO3]=0,02M

C. [muối] = 0,01M ; [HNO3]=0,01M              

D. [muối] = 0,022M ; [HNO3]=0,079M

Câu 10. Cho a mol Fe vào dd có chứa 5a mol HNO3 thấy có khí NO2 bay ra và còn lại dd A. Dung dịch A chứa: 

A. Fe(NO3)3   

C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3   

B. Fe(NO3)2               

D. Fe(NO3)3 và HNO3

Câu 11. Cho a mol Fe vào dd có chứa 3a mol HNO3 thấy có khí NO bay ra và còn lại dd A. Dung dịch A chứa:

A. Fe(NO3)3               

C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3    

B. Fe(NO3)2   

D. Fe(NO3)3 và HNO3

HỖN HỢP KIM LOẠI + HNO3 TẠO MỘT SẢN PHẨM KHỬ:

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp gồm Al và Zn cần 25 lít dung dịch HNO3 0,001M thì vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1 dung dịch gồm 3 muối. Vậy nồng độ mol/l của NH4NO3 trong dd sau là:

A. 0,01 mol/l                 

B. 0,001 mol/l               

C. 0,0001 mol/l             

D. 0,1 mol/l

Câu 2. Hoà tan 1,84 gam hh Fe và Mg trong lượng dư dd HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đkc). Số mol Fe và Mg trong hh lần lượt là:

A. 0,01 mol và 0,03 mol                                            

B. 0,02 mol và 0,03 mol

C. 0,03 mol và 0,02 mol                                            

D. 0,03 mol và 0,03 mol

Câu 3: Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ưng thu được 8,96 lít khí NO (ở đktc) và không tạo ra NH4NO3. Vậy khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp sẽ là:

A. 19,2 g và 19,5 g       

B. 12,8 g và 25,9 g        

C. 9,6 g và 29,1 g          

D. 22,4 g và 16,3 g

Câu 4: Cho 68,7 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 đặc nguội, sau phản ứng thu được 26,88 lít khí NO2 (ở đktc) và m gam rắn B không tan. Vậy m có giá trị là:

A. 33,0 gam                  

B. 3,3 gam                     

C. 30,3 gam                   

D. 15,15 gam

Câu 5: Cho 1,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 560 ml khí N2O (ở đktc) thoát ra và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được lượng muối khan bằng:

A. 41,26 gam                

B. 14,26 gam                 

C. 24,16 gam                 

D. 21,46 gam

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 67,7 gam hỗn hợp muối khan. Vậy khối lượng mỗi kim loại trong m gam hỗn hợp ban đầu bằng:

A. 5,6 g và 5,4 g;          

B. 2,8 g và 2,7 g            

C. 8,4 g và 8,1 g            

D. 5,6 g và 2,7 g 

Câu 7.Chia 34,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:

- Phần I: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc).

- Phần II: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (ở đktc).

Vậy khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 10,8 g và 11,2 g       

B. 8,1 g và 13,9 g          

C. 5,4 g và 16,6 g          

D. 16,4 g và 5,6 g

HỖN HỢP CÁC CHẤT + HNO3 TẠO MỘT SẢN PHẨM KHỬ

Câu 1: Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với hỗn hợp gồm Zn và ZnO tạo ra dung dịch chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Vậy % khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu bằng:

A. 71,37%                     

B. 28,63%                     

C. 61,61%                     

D. 38,39%

Câu 2. Cho 60 gam hỗn hợp gồm Cu và CuO tan hết trong 3 lít dung dịch HNO3 1M thu được 13,44 lít khí NO (ở đktc) thoát ra. Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

a) Vậy % khối lượng của Cu trong hỗn hợp bằng:

A. 64%                          

B. 32%                          

C. 42,67%                     

D. 96%

b) Nồng độ mol/l của muối và axit trong dung dịch thu được là:

A. 0,6M và 0,6M          

B. 0,3M và 0,8M           

C. 0,3M và 1,8M           

D. 0,31M và 0,18M

Câu 3. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dd HNO3 loãng dư thu được 0,56 lít khí không màu, hóa nâu trong không khí và dd A chứa 21,51 gam muối khan. Nếu cho dd NaOH đến dư vào dd A thì thấy thoát ra 67,2 ml khí mùi khai. Biết các khí đo ở đktc. Vậy khối lượng (m) của hỗn hợp đầu là:

A.  3,408 gam               

B. 3,400 gam                 

C. 4,300 gam                 

D. Kết quả khác

MỘT KIM LOẠI + HNO3 TẠO THÀNH HỖN HỢP SẢN PHẨM KHỬ:   

Câu 1. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (phản ứng không tạo muối amoni). Tính m.

A.  13,5 g                               

B.  0,81 g                         

C.  8,1 g                           

D.  1,35 g

Câu 2. Hòa tan một lượng 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 240 ml dd HNO3 cho 4,928 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2 thoát ra.

a) Vậy số mol của mối khí trong hỗn hợp khí thu được bằng:

A.NO(0,02 mol), NO2(0,02 mol)                         

B. NO(0,2 mol), NO2(0,2 mol)

C. NO(0,02 mol), NO2(0,2 mol)                          

D. NO(0,2 mol), NO2(0,02 mol)

b) Nồng độ mol/l của dd HNO3 đem dùng bằng:

A. 0,02 mol/l                 

B. 0,2 mol/l                   

C. 2 mol/l                      

D. 0,4 mol/l

Câu 3. Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dd HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Vậy % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X bằng:

A. 4,48 lít ; 4,48 lít        

B. 6,72 lít ; 6,72 lít        

C. 2,24 lít ; 4,48 lít        

D. 2,24 lít ; 2,24 lít     

Câu 4. Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2,0 lít dd HNO3 aM thu được 5,6 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm N2O và khí Y. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 22,5.

a) Khí Y và khối lượng khối lượng Al  (m) đem dùng là:

A. NO2 ; 10,125 gam    

B. NO ; 10,800 gam      

C. N2 ; 8,100 gam         

D. N2O ; 5,4 gam

b) Nồng độ mol/l của dd HNO3 (a) có giá trị bằng:

A. 0,02M                       

B. 0,04M                       

C. 0,06M                       

D. 0,08M

....

Trên đây là phần trích dẫn Một số dạng bài tập áp dụng phương pháp bảo toàn electron môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?