Lý thuyết và câu hỏi thường gặp trong đề thi THPT QG môn Hóa học năm 2019-2020

LÍ THUYẾT VÀ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC

 

DẠNG 1: NHỮNG CHẤT PHẢN ỨNG ĐƯỢC VỚI DUNG DỊCH AgNO3/NH3

LÍ THUYẾT

Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 gồm

1. Ank-1-in (ankin có liên kết ba ở đầu mạch): Phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag

Các phương trình phản ứng:

R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3

Đặc biệt

CH≡CH  + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3

Các chất thường gặp: axetilen (etin) C2H2; propin CH3-C≡C; vinyl axetilen CH2=CH-C≡CH

Nhận xét:

- Chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2

- Các ank-1-ankin khác phản ứng theo tỉ lệ 1:1

2. Andehit (phản ứng tráng gương): Trong phản ứng này andehit đóng vai trò là chất khử

Các phương trình phản ứng:

R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-(COONH4)x + 2xAg + 2xNH4NO3

Andehit đơn chức (x=1)

R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Tỉ lệ mol nRCHO : nAg = 1:2

Riêng andehit fomic HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3

Nhận xét:

- Dựa vào phản ứng tráng gương có thể xác định số nhóm chức - CHO trong phân tử andehit. Sau đó để biết andehit no hay chưa no ta dựa vào tỉ lệ mol giữa andehit và H2 trong phản ứng khử andehit tạo ancol bậc I

- Riêng HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4. Do đó nếu hỗn hợp 2 andehit đơn chức tác dụng với AgNO3 cho nAg > 2.nandehit thì một trong 2 andehit là HCHO

- Nếu xác định CTPT của andehit thì trước hết giả sử andehit không phải là HCHO và sau khi giải xong thử lại với HCHO.

3. Những chất có nhóm -CHO

- Tỉ lệ mol nchất : nAg = 1:2

+ axit fomic: HCOOH

+ Este của axit fomic: HCOOR

+ Glucozo, fructozo: C6H12O6

+ Mantozo: C12H22O11

CÂU HỎI

Câu 1. Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:

A. anđehit fomic, axetilen, etilen.                   B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.

C. anđehit axetic, butin-1, etilen.                    D. axit fomic, vinylaxetilen, propin.

Câu 2. Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11  (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

A. 3.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 4.

Câu 3. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 4. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 5.Câu 50-A9-438: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là

A. 2.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 6.  Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.                B. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.

C. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.      D. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

Câu 7. Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 3.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 8. Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?

A. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic.       B. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic.

C. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic.   D. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen.

Câu 9. Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Mantozơ.                B. Fructozơ.                C. Saccarozơ.              D. Glucozơ.

DẠNG 2: NHỮNG CHẤT TÁC DỤNG VỚI Cu(OH)2

LÍ THUYẾT

I. Phản ứng ở nhiệt độ thường

1. Ancol đa chức có các nhóm -OH kề nhau

- Tạo phức màu xanh lam

- Ví dụ: etilen glicol C2H4(OH)2; glixerol C3H5(OH)3

TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O

                                                Màu xanh lam

2. Những chất có nhiều nhóm OH kề nhau

- Tạo phức màu xanh lam

- Glucozo, frutozo, saccarozo, mantozo

TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O

                                                            Màu xanh lam

3. Axit cacboxylic RCOOH

2RCOOH + Cu(OH)2 → (RCOO)2Cu + 2H2O

4. tri peptit trở lên và protein

- Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH- tạo phức màu tím

II. Phản ứng khi đun nóng

-  Những chất có chứa nhóm chức andehit –CHO khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng sẽ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch

- Những chất chứa nhóm – CHO thường gặp

+ andehit

+ Glucozo

+ Mantozo

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH →   RCOONa + Cu2O↓đỏ gạch + 2H2O

(Những chất không có nhiều nhóm OH kề nhau, chỉ có nhóm –CHO thì không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường)

CÂU HỎI

Câu 1. Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, Z, T.             B. X, Y, R, T.             C. Z, R, T.                   D. X, Z, T.

Câu 2. Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2

A. 4.                            B. 3.                            C. 1.                            D. 2.

Câu 3. Cho các hợp chất sau:

a) HOCH2-CH2OH.          

(b) HOCH2-CH2-CH2OH.             

(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH.   

(d) CH3-CH(OH)-CH2OH.

(e) CH3-CH2OH.           

(f) CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:

A. (a), (b), (c).             B. (c), (d), (f).             C. (a), (c), (d).             D. (c), (d), (e).

Câu 4. Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.                       

B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic.

C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.            

D. glixerol, axit axetic, glucozơ.

Câu 5. Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ.              B. mantozơ.                C. glucozơ.                 D. saccarozơ.

Câu 6. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 3.                B. 5.                C. 4.                D. 2.

Câu 7. Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.                 B. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

C. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.        D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

DẠNG 3:  NHỮNG CHẤT PHẢN ỨNG ĐƯỢC VỚI DUNG DỊCH Br2

LÍ THUYẾT

- Dung dịch brom có màu nâu đỏ

- Những chất tác dụng với dung dịch brom gồm

1. Hidrocacbon bao gồm các loại sau:

+ Xiclopropan: C3H6 (vòng)  

+ Anken: CH2=CH2....(CnH2n)

+ Ankin: CH≡CH.......(CnH2n-2)

+ Ankadien: CH2=CH-CH=CH2...... (CnH2n-2)

+ Stiren: C6H5-CH=CH2

2. Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no

+ Điển hình là gốc vinyl: -CH=CH2

3. Andehit R-CHO

R-CHO + Br2 + H2O → R-COOH + HBr

4. Các hợp chất có nhóm chức andehit

+ Axit fomic

+ Este của axit fomic

+ Glucozo

+ Mantozo

5. Phenol (C6H5-OH) và anilin (C6H5-NH2): Phản ứng thế ở vòng thơm

                                    2,4,6-tribromphenol

                                       (kết tủa trắng)

(dạng phân tử:  C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓trắng + 3HBr )

- Tương tự với anilin

CÂU HỎI

Câu 1. Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 7.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 8.

Câu 2. Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là

A. xiclopropan.                       B. etilen.                      C. xiclohexan.             D. stiren.

Câu 3. Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là

A. axit α-aminopropionic.                               B. metyl aminoaxetat.

C. axit β-aminopropionic.                               D. amoni acrylat.

Câu 4. Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 3.                            B. 5.                            C. 4.                            D. 6.

Câu 5. Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 2.

Câu 6. Cho dãy các chất: cumen, stiren, isopren, xiclohexan, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là

A. 5.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 7. Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan?

A. But-1-en.                B. Butan.                     C. Buta-1,3-đien.                    D. But-1-in.

Câu 8.Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 6.                            B. 4.                            C. 7.                            D. 5.

DẠNG 4: NHỮNG CHẤT PHẢN ỨNG ĐƯỢC VỚI H2

LÍ THUYẾT

1. Hidrocacbon bao gồm các loại sau:

 Hidrocacbon bao gồm các loại sau:

+ xicloankan vòng 3 cạnh:C­n2n

VD: Xiclopropan: C3H6 (vòng 3 cạnh), xiclobutan C4H8 (vòng 4 cạnh)...

(các em nhớ là vòng 3 cạnh và 4 cạnh nhé VD C­6H10 mà vòng 3,4 cạnh vẫn được)             

+ Anken: CH2=CH2....(CnH2n)

+ Ankin: CH≡CH.......(CnH2n-2)

+ Ankadien: CH2=CH-CH=CH2...... (CnH2n-2)

+ Stiren: C6H5-CH=CH2

+ benzen (C6H6), toluen (C6H5-CH3)....

2. Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no

+ Điển hình là gốc vinyl: -CH=CH2

3. Andehit R-CHO → ancol bậc I

R-CHO + H2 → R-CH2OH

4. Xeton R-CO-R’ → ancol bậc II

R-CO-R’ + H2 → R-CHOH-R’

5. Các hợp chất có nhóm chức andehit hoặc xeton

- glucozo C6H12O6

CH2OH-[CHOH]4-CHO + H2 → CH2OH-[CHOH]4-CH2OH

                                                           Sobitol

- Fructozo C6H12O6

CH2OH-[CHOH]3-CO-CH2OH + H2 → CH2OH-[CHOH]4-CH2OH

                                                                      Sobitol

CÂU HỎI

Câu 1. Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là:

A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4).             C. (1), (2), (3).             D. (1), (3), (4).

Câu 2. Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:

A. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.              B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.

C. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan.           D. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en.

Câu 3. Hiđro hoá chất hữu cơ X thu được (CH3)2CHCH(OH)CH3. Chất X có tên thay thế là

A. 2-metylbutan-3-on.                                                B. 3-metylbutan-2-ol.

C. metyl isopropyl xeton.                               D. 3-metylbutan-2-on.

Câu 4. Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to), tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là:

A. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH.             B. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.

C. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.                    D. C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.

Câu 5. Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to)?

A. 2.                            B. 5.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 6. Ứng với công thức phân tử C3H6O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to) sinh ra ancol?

A. 3.                             B. 4.                             C. 2.                             D. 1.

Câu 7. Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là

A. 4.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 3.

Câu 8. Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen, anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?

A. 4.                            B. 6.                            C. 5.                            D. 3.

DẠNG 5: NHỮNG CHẤT PHẢN ỨNG ĐƯỢC VỚI DUNG DỊCH NaOH

LÍ THUYẾT

+ Dẫn xuất halogen

R-X + NaOH → ROH + NaX

+ Phenol

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

+ Axit cacboxylic

R-COOH + NaOH → R-COONa + H2O

+ Este

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

+ Muối của amin

R-NH3Cl + NaOH → R-NH2 + NaCl + H2O

+ Aminoaxit

H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-RCOONa + H2O

+ Muối của nhóm amino của aminoaxit

HOOC-R-NH3Cl + 2NaOH → NaOOC-R-NH2 + NaCl + 2H2O

Lưu ý:

Chất tác dụng với Na, K

- Chứa nhóm OH:

R-OH + Na → R-ONa + ½ H2

- Chứa nhóm COOH

RCOOH + Na → R-COONa + ½ H2

CÂU HỎI

Câu 1. Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4.                            B. 6.                            C. 5.                            D. 3.

Câu 2. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là

A. 46.                          B. 85.                          C. 45.                          D. 68.

Câu 3. Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là

A. 3.                            B. 2.                            C. 1.                            D. 4.

Câu 4. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là

A. CH3OH và NH3.    B. CH3OH và CH3NH2.         C. CH3NH2 và NH3.   D. C2H5OH và N2.

Câu 5. Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là

A. HO–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CHO.                       

B. HO–CH2–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CH2–CHO.

C. HO–CH(CH3)–CHO và HOOC–CH2–CHO.

D. HCOOCH3 và HCOOCH2–CH3.

Câu 6. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là

A. 3.                            B. 1.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 7. Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là

A. vinylamoni fomat và amoni acrylat.                       B. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.

C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.                D. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.

Câu 8. Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là

A. 3.                            B. 4.                            C. 6.                            D. 5.

Câu 9. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A. 3.                            B. 5.                            C. 4.                            D. 2.

Câu 10. Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4.                            B. 3.                            C. 6.                            D. 5.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và câu hỏi thường gặp trong đề thi THPT QG môn Hóa học năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tốt  

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?