LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ TỪ TRƯỜNG – TỪ PHỔ
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Từ trường:
- Xung quanh nam châm vĩnh cửu và dòng điện có từ trường, từ trường tác dụng lực từ lên nam châm thử hoặc điện tích chuyển động trong nó.
- Tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện và dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ.
- Từ trường đều là từ trường mà các đường sức cùng chiều, song song và cách đều nhau.
- Trái Đất có từ trường, hai cực từ của Trái Đất gần các địa cực.
2. Đường sức từ:
- Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
- Qua mỗi điểm chỉ vẽ được một đường sức từ, các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt;
B. Niken và hợp chất của niken;
C. Cô ban và hợp chất của cô ban;
D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
2. Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?
A. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam;
B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau;
C. Mọi nam châm đều hút được sắt;
D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực.
3. Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn
A. hút nhau.
D. đẩy nhau.
C. không tương tác.
D. đều dao động.
4. Lực nào sau đây không phải lực từ?
A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng;
B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam;
C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện;
D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
5. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật.
B. tác dụng lực điện lên điện tích.
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
6. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
7. Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
A. Các đường sức là các đường tròn;
B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn;
C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái;
D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện.
8. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;
B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;
C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;
D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
9. Một kim nam châm ở trạng thái tự do, không đặt gần các nam châm và dòng điện. Nó có thề nằm cân bằng theo bất cứ phương nào. Kim nam châm này đang nắm tại
A. địa cực từ.
B. xích đạo.
C. chí tuyến bắc.
D. chí tuyến nam.
10. Nhận xét nào sau đây không đúng về từ trường Trái Đất?
A. Từ trường Trái Đất làm trục các nam châm thử ở trạng thái tự do định vị theo phương Bắc Nam.
B. Cực từ của Trái Đất trùng với địa cực của Trái Đất.
C. Bắc cực từ gần địa cực Nam.
D. Nam cực từ gần địa cực Bắc.
-(Hết)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập về Từ trường – từ phổ môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.