Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập mã di truyền Sinh học 12

MÃ DI TRUYỀN

A. Kiến thức trọng tâm

I. Khái niệm

Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Mã di truyền gồm bộ 3 mã gốc trên ADN và  bộ 3 mã sao trên mARN.

Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX-5’ → mã sao là: 5’-AUG…-3’ → mã đối mã là UAX – Met.

Mã di truyền là mã bộ ba vì :

+ Nếu mỗi nucleotit mã hóa một axit amin thì 4 nucleotit chỉ mã hóa được 4 loại axit amin.

+ Nếu cứ 2 nucleotit mã hóa một axit amin thì 4 nucleotit chỉ mã hóa được 42 = 16 bộ ba thì mã hóa 16 loại axit amin.

+ Nếu cứ 3 nucleotit mã hóa một axit amin thì 4 nucleotit chỉ mã hóa được 43 = 64 bộ ba mã hóa cho 20 loại axit amin.

Bằng thức nghiệm các nhà khoa học đã xác định được chính xác cứ ba nucleotit đứng liền nhau thì mã hóa cho một axit amin và có 64 bộ ba. 

Hình 1:  Bảng mã di truyền.

II. Đặc điểm của mã di truyền

Nhìn vào bảng mã di truyền ta có thể suy ra các đặc điểm của mã di truyền:

Hình 2: Đặc điểm của mã di truyền 

Trong 64 bộ ba thì có:

+ 61 bộ ba mã hóa cho 20 axit amin. 

+ 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin được gọi là bộ ba kết thúc . Trong quá trình dịch mã khi riboxom tiếp xúc với các bộ ba kết thúc thì  các phần của riboxom tách nhau ra và quá trình dịch mã kết thúc.

Hình 3: Chức năng của các bộ ba trong mã di truyền 

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong tự nhiên có bao nhiêu  loại mã di truyền mà trong đó có chứa ít nhất 2 nucleotit loại A

A. 10                           B. 18                           C. 9                                         D. 37

Câu 2:  Với 3 loại nuclêôtit A, X, U có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hoá axitamin?

A. 26.                          B. 27.                          C. 9.                                        D.8.

Câu 3: Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:

A. 11251125.                                                   B.1612516125.                             

C.6412564125.                                               D.41254125.

Câu 4:  Với 3 loại nuclêôtit A, G, U có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hoá axitamin?

 A. 26.                         B. 27.                               C. 24.                                      D.8.

ĐA : 1 A- 2 A- 3 B - 4 C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập mã di truyền Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?