Lý thuyết và bài tập ôn tập Quá trình thụ tinh Sinh học 11

GIAI ĐOẠN THỤ TINH

A. Lý thuyết trọng tâm

          Ở động vật có 2 hình thức thụ tinh: thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.

1. Thụ tinh ngoài

            Là hình thức thụ tinh, trong đó tinh trùng gặp trứng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể, con cái đẻ trứng vào môi trường nước, con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.

2. Thụ tinh trong

            Là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

3. Sự thụ tinh ở người

             Sau khi xuất tinh tinh trùng di chuyển đến lòng ống dẫn trứng sau 5 phút, nhanh hơn nhiều so với tốc độ của tinh trùng do sự co bóp của tử cung và ống dẫn trứng.

            Các tuyến tiết của tuyến sinh dục phụ của nam cùng tham gia vào vận chuyển tinh trùng. pH = 7,3 của tinh dịch trung hoà pH = 3,8 của đường sinh dục nữ. Đường đơn trong tinh dịch cung cấp nguyên liệu hô hấp cho tinh trùng. Prostaglandin của tinh dịch làm tăng co bóp của tử cung và ống dẫn trứng.

Sơ đồ quá trình thụ tinh

 

            Môi trường axit của tử cung và buồng trứng sẽ kích hoạt tinh trùng, làm tạo ra các lỗ nhỏ ở đầu tinh trùng, qua đó giải phóng enzym thể đỉnh (có hai loại enzym hialurodinaza và acrozin).

            Trước hết hialurodinaza phá huỷ axit hialarome gắn các tế bào hạt bao quanh tế bào trứng. Sau đó acrozin phân giải protein, giúp tinh trùng chuyển động và xuyên qua màng sáng. Lúc này màng của tinh trùng và màng của trứng ở nơi tiếp giáp tan ra và vật chất di truyền của hai giao tử hoà nhập với nhau để tạo thành hợp tử.           

Trứng có cơ chế ngăn cản sự xâm nhập của các tinh trùng khi một tinh trùng đã đột nhập được vào tế bào trứng xảy ra sự phóng bế tức thời và sự phóng bế chậm.

            Sự phóng bế tức thời (phóng bế nhanh), xảy ra ngay sau khi tinh trùng tiếp xúc với trứng làm mở kênh Na+ trên màng trứng. Một dòng Na+ tràn vào nhanh gây khử cực màng và  ngăn cản không cho tinh trùng nào tiếp xúc được với màng nữa.

            Sự phóng bế chậm thuộc về các túi tiết gọi là hạt vỏ nằm ngay dưới sát lớp này. Sự xâm nhập của tinh trùng thúc đẩy dòng Ca2+ tràn vào gây phản ứng vỏ do các hạt vỏ bài xuất các chất tiết tạo thành một lớp ngăn cản tinh trùng không thể thâm nhập thậm chí còn đẩy những tinh trùng đang còn bám vào màng ra xa màng trứng.

Sơ đồ các hiện tượng trong chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng

            *Pha thể vàng:

            Sau khi rụng trứng, các nang bào còn lại trở thành thể vàng tiết progesteron. Progesteron phối hợp với ơstrogen có tác dụng ức chế ngược vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm GnRH, FSH và LH. Vì vậy không có nang trứng phát triển khi thể vàng tiếp tục tiết progesteron. Nếu trứng không được thụ tinh thể vàng sẽ teo đi trong vòng 10 ngày kể từ sau khi trứng rụng và chu kỳ kinh nguyệt có thể lặp lại.

            Đồng thời sau khi trứng rụng, progesteron làm cho niêm mạc tử cung phát triển nhanh, nó tổng hợp, tích trữ glycogen, làm tăng sinh mạch máu nhanh sẵn sàng cho việc đón trứng làm tổ.

            Trong điều kiện bình thường, khi không có thai, nồng độ progesteron và ơstrogen giảm xuống rất nhanh làm cho cơ tử cung và niêm mạc tử cung co lại trong những ngày cuối chu kỳ 28 ngày gây chảy máu (kinh nguyệt).

            Ơstrogen kích thích các tế bào sản xuất chất nhày để bôi trơn âm đạo, nhưng prgesteron lại làm chất nhày đặc quánh tạo nút chất nhày bảo vệ âm đạo, vì vậy bảo vệ phôi phát triển.

*Những khác nhau cơ bản giữa chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng:

Điểm khác

Chu kì kinh nguyệt

Chu kì buồng trứng

 

Định nghĩa

CK kinh nguyệt là sự bong ra theo chu kì của lớp tế bào niêm mạc tử cung kèm theo máu của tử cung, hỗn hợp tế bào niêm mạc và máu này đi qua âm đạo ra ngoài cơ thể.

CK buồng trứng là sự phát triển nang trứng, rụng trứng và hình thành thể vàng theo chu kì và được điều hòa bởi hoocmon.

 

Đối tượng

Chỉ có ở người và khỉ dạng người. Các loài thú không có chu kì kinh nguyệt mà chỉ có chu kì động dục.

 

Có ở các loài thú và người.

Vị trí

Diễn ra ở tử cung

Diễn ra ở buồng trứng

Phân chia thời gian

2 giai đoạn: tăng sinh và tiết

2 pha: pha nang trứng và pha thể vàng.

 

 

Biến đổi trong chu kì

Niêm mạc tử cung phát triển, dày lên, giàu mạch máu, giàu tuyến tiết chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho hợp tử làm tổ. Sau đó các mạch máu ở niêm mạc tử cung bị đứt và lớp niêm mạc tử cung không được nuôi dưỡng bong ra, máu và lớp niêm mạc tử cung đi qua âm đạo ra ngoài gây hiện tượng kinh nguyệt.

Nang trứng phát triển và gây ra hiện tượng trứng rụng vào loa vòi trứng, các tế bào còn lại của nang trứng phát triển thành tuyến nội tiết tạm thời gọi là thể vàng, sau đó thể vàng thoái hóa dẫn đến nang trứng mới lại phát triển.

B. Bài tập vận dụng

{-- Để xem tiếp nội dung phần bài tập vận dụng của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Quá trình thụ tinh Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?