Lý thuyết và bài tập ôn tập Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật Sinh học 11

QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT

A. Lý thuyết

I. Khái niệm về hai pha của quang hợp

Quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối

- Pha sáng : Diễn ra khi có ánh sáng

- Pha tối : Diễn ra không cần ánh sáng

II. Quang hợp ở các nhóm thực vật

1. Pha sáng

Pha sáng : Là pha ôxy hóa nước để sử dụng H+ và êlectron hình thành ATP, NADPH và giải phóng O2 nhờ năng lượng ánh sáng.

  • Pha sáng xảy ra ở tilacôit khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục .
  • Sắc tố quang hợp :clorôphin, carôtenôit và xantophyl
  • Do quang phân ly nước
  • ATP, NADPH và O2

2. Pha tối : Là pha khử CO2 nhờ ATP,NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6)

- Pha tối : Diễn ra không cần ánh sáng

- Pha tối được thực hiện ở ba nhóm thực vật khác nhau : Thực vật C3, C4 và thực vật CAM

- Quang hợp ở 3 nhóm thực vật này có điểm giống nhau ở pha sáng – khác nhau ở pha tối

a. Con đường cố định CO2 ở thực vật C3 - Chu trình Canvin - Benson.

- Thực vật C3 bao gồm các loại thực vật từ các loài tảo đơn bào (ở nước)   → loài cây gỗ lớn trong rừng. → Phân bố rộng

- Điều kiện môi trường của chu trình C3 : Nồng độ CO2 và O2, nhiệt độ, ánh sáng bình thường .

- Chất nhận CO2 là Ribulôzơ -1,5-di P(5C).

- Sản phẩm tạo đầu tiên là APG (3C )

và đặt tên cho thực vật là C3

  • Sản phẩm của pha sáng (ATP và NADPH) có vai trò cung cấp ,để khử APG thành PGA.
  • Sản phẩm của pha tối tạo thành chất hữu cơ C6H12O6

b. Con đường cố định CO2 ở thực vật C4 - Chu trình Hatch -Slack.

- Thực vật C4 bao gồm một số thực vật ôn đới : Ngô,mía, cỏ lồng vực ,cỏ gấu.

- Quá trình cố định CO2 của thực vật C4 có 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn lấy CO2 vào xảy ra ở tế bào mô giậu của lá.

+ Giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Canvin xảy ra trong tế bào bao bó mạch .

 - Sản phẩm tạo đầu tiên là chất hữu cơ có 4 C: Axít Ôxalô axêtíc ( AOA )

- Chất nhận CO2 là PEP (phốt pho Ênol piruvat)

- Các điều kiện để con đường cố định CO2 của thực vật C4 xảy ra là Nóng ẩm kéo dài ánh sáng cao ,nhiệt độ cao, nồng độ CO2 giảm,O2 tăng 

c. Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM

- Thực vật CAM bao gồm các loại thực vật sống ở sa mạc : thơm,xương rồng,thanh long, thuốc bỏng, các cây mọng nước ở sa mạc.

- Khí khổng đóng ban ngày ,mở ban đêm

- Hạn chế thoát hơi nước.

- Xảy ra vào ban đêm ở lục lạp tế bào mô giậu.

B. Bài tập

Câu 1. So sánh con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vât?

Hướng dẫn giải

Chỉ tiêu SS

Con đường C3

Con đường C4

Con đường CAM

Giống nhau

Đều có chu trình Canvin, tạo ra AlPG rồi từ đó tạo thành  nên các hợp chất cacbohiđrat, axit amin, prôtêin, lipit.

Khác nhau                           

-Nhóm TV

Đa số thực vật

Một số TV ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: ngô, rau dền, mía …

Những loài thực vật mọng nước

-Chất nhận CO2 đầu tiên

Ribulôzơ-1,5-diP

PEP

PEP

-Sản phẩm ổn định đầu tiên

APG (hợp chất 3C)

AOA (hợp chất 4C)

AOA (hợp chất 4C)

-Thời gian cố định CO2

Chỉ có 1 giai đoạn vào ban ngày

Cả 2 giai đoạn vào ban ngày

Giai đoạn 1 vào ban đêm, giai đoạn 2 vào ban ngày

-Các tế bào quang hợp

Tế bào nhu mô

Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch

Tế bào nhu mô

Enzim tham gia

Rusbico

PEP cacboxilaza, Rusbico

PEP cacboxilaza, Rusbico

Năng suất sinh học

Trung bình

Cao

Thấp

 

Câu 2. Tại sao gọi là chu trình C3?

Hướng dẫn giải

Tại điểm kết thúc giai  đoạn khử, có phân tử AlPG tách ra khỏi chu trình để tham gia tổng hợp C6H12O6

Câu 3. Tại sao thực vật CAM khí khổng đóng vào buổi sáng?  

Hướng dẫn giải

Hạn chế thoát hơi nước.

Câu 4: Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?

A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM.                                                                      

B. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

C. Ở nhóm thực vật  C4 và CAM.                                                                 

D. Chỉ ở nhóm thực vật C3.

Câu 5: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin?

A. Nhóm thực vật CAM.

B. Nhóm thực vật  C4 và CAM.

C. Nhóm thực vật C4.

D. Nhóm thực vật C3.

Câu 6: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.  

B. Sống ở vùng sa mạc.

C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.                                                                                         

D. Sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 7-9 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?