ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
I. Kiến thức trọng tâm
a. Khái niệm và phân loại
Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay vài cặp NST. Đó là biến đổi số lượng ở một cặp NST tương đồng nhất định trong tế bào lưỡng bội.
- Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường gặp 4 dạng chính:
+ Thể không (2n – 2): tế bào lưỡng bội bị mất 1 cặp NST nào đó. + Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó. + Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó. + Thể bốn (2n + 2): tế bào lưỡng bội thêm 2 NST vào 1 cặp NST nào đó. + Dạng đặc biệt: (2n +1 + 1) là thể ba kép do có 2 thể 3 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1 tế bào. (2n – 1 - 1) là thể một kép do có 2 thể 1 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1 tế bào. |
b. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
- Do các tác nhân lí hóa của môi trường trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn sự phân li bình thường của một hoặc 1 số cặp NSTg Một hoặc một vài tơ vô sắc không được hình thành nên 1 hoặc 1 và cặp NST không thể phân li trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường hoặc không bình thường khác trong thụ tinh tạo thành đột biến dị bội.
LƯU Ý Sự hình thành các cá thể lệch bội thông qua 2 cơ chế là giảm phân không bình thường, sự thụ tinh giữa các giao tử không bình thường và giao tử bình thường. Quá trình giảm phân tạo các giao tử n + 1 và n - 1 có thể diễn ra ở lần phân bào thứ nhất hoặc thứ 2. |
- Một cá thể của loài có thể gặp nhiều trường hợp dị bội khác nhau, vì hiện tượng dị bội ở mỗi cặp NST khác nhau sẽ cho kiểu hình hoàn toàn khác nhau.
c. Hậu quả
- Thể lệch bội đã được phát hiện trên hàng loạt đối tượng như ở người, ruồi giấm, cà độc dược, thuốc lá, lúa mì...
- Ở thực vật cũng đã gặp các lệch bội, đặc biệt ở chi Cà và chi Lúa. Ở cà độc dược đã phát hiện được lệch bội ở cả 12 cặp NST tương đồng cho các dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước cũng như sự phát triển các gai.
STUDY TIP - Sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST g làm mất cân bằng toàn hệ gen g cơ thể không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản. |
d. Ý nghĩa
Đối với tiến hóa: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Đối với chọn giống: có thể sử dụng các thể không để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai.
Đối với nghiên cứu di truyền học: sử dụng các lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
II. Bài tập
Câu 1: Một loài có bộ NST 2n = 14 tức là có 7 cặp NST khác nhau như vậy cá thể này có thể có 7 trường hợp thể ba hoàn toàn khác nhau.
- Một loài có bộ NST 2n: số loại đột biến thể ba (2n + 1) = số loại đột biến thể một (2n - 1) = số loại đột biến thể không \(\left( {2n - 1} \right) = C_n^1\).
- Một loài có bộ NST 2n: số loại đột biến lệch bội thể ba kép (2n + 1 + 1) = số loại đột biến thể một kép \(\left( {2n - 1 - 1} \right) = C_n^2\)
STUDY TIP - Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng (2n) làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm. |
Câu 2: Kể tên một số bệnh do đột biến lệch bội gây ra ở người?
Một số bệnh do lệch bội ở người:
+ Hội chứng down (thể ba cặp NST 21), (2n + 1) = 47 NST
+ Claiphenter (thể ba cặp giới tính XXY), (2n + 1) = 47 NST
+ Siêu nữ (XXX), (2n + 1) = 47 NST
+ Tocnơ (thể một cặp giới tính XO) (2n – 1) = 45 NST
Câu 3: Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?
A. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.
B. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
C. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.
D. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.
Đáp án:
Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng nào sau đây?
A. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.
B. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
C. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.
D. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.
Đáp án:
Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng thừa 2 NST ở 2 cặp tương đồng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:
A. 2n - 1
B. n + 1
C. 2n + 1
D. n – 1
Đáp án:
Thể một nhiễm: 2n-1
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Thể ba nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:
A. 2n - 1
B. n + 1
C. 2n + 1
D. n – 1
Đáp án:
Thể một nhiễm: 2n+1
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Trong các ký hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể bốn?
A. 2n + 4
B. 2n – 4
C. 2n – 2
D. 2n + 2
Đáp án:
Thể bốn: 2n+2
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?
A. Thể 3 nhiễm trên NST thường.
B. Người bị bệnh Đao
C. Thể không nhiễm trên NST giới tính
D. Người bị bệnh ung thư máu.
Đáp án:
Thể lệch bội là đột biến số lượng NST.
Bệnh Đao là người có 3 NST số 21
Bệnh ung thư máu do mất đoạn ở NST số 21
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nội dung nào sau đây đúng về thể lệch bội?
A. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở nhiều cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Đáp án:
Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là
A. thể đa bội.
B. đột biến nhiễm sắc thể
C. thể dị bội.
D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Đáp án:
Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội
Đáp án cần chọn là: C
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !