NHỮNG HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Lý thuyết
– Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, làm tăng độ mặn trong đất, thủy triều xâm nhập sâu vào nội địa gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
– Ngoài ra còn đôi khi xảy ra các thiên tai khác.
– Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn, đất lại thiếu chất dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước.
– Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.
– Diện tích ngập lũ, cường độ lũ có xu hướng tăng gây khó khăn, tổn thất cho nhiều tỉnh ở vùng thượng châu thổ
– Khoáng sản nghèo nàn.
– Số lượng lao động có trình độ kỹ thuật ít.
– Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là:
A. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
B. một vài loại đất thiếu dinh dưỡng.
C. mùa khô kéo dài.
D. gió mùa Đông Bắc và sương muối.
Hướng dẫn giải
- Gió mùa đông bắc và sương muối là đặc điểm khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta, đem đến một mùa đông lạnh đặc trưng ở vùng này.
- ĐBSCL không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và sương muối.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A. có nhiều cửa sông đổ ra biển.
B. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
C. mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
D. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
Hướng dẫn giải
Mùa khô kéo dài từ 4 – 12 tháng → hạ thấp mực nước sông + địa hình thấp không có đê bao bọc
⇒ Nước biển dễ dàng xâm nhập, đi sâu vào đất liền gây nên tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A. đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh.
B. xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ.
C. trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ.
D. chủ động sống chung với lũ.
Hướng dẫn giải
Lũ ở ĐBSCL là thiên tai diễn ra thường xuyên, điển hình của vùng, lũ đến chậm và kéo dài ⇒ bên cạnh những hạn chế ngập lụt thì lũ ở ĐBSCL còn mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có.
⇒ Chủ động sống chung với lũ để khai thác hiệu quả những giá trị kinh tế mà lũ mang lại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là:
A. thiếu nước ngọt.
B. xâm nhập mặn và phèn.
C. thủy triều tác động mạnh.
D. cháy rừng.
Hướng dẫn giải
Mùa khô kéo dài
⇒ làm mực nước sông hạ thấp → thiếu nước ngọt cho sản xuất + xâm nhập mặn diễn ra mạnh
⇒ Trong điều kiện diện tích đất phèn đất mặn lớn và mở rộng + thiếu nước trong mùa khô ⇒ việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
A. Phần lớn diện tích là đất phèn , đất mặn
B. Thiếu nước trong mùa khô
C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
D. Bão và áp thấp nhiệt đới
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 6: Trở ngai lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sống Cửu Long là
A. Độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thủy triều
B. Đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước
C. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc
D. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hóa
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 7: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
C. Mùa khô không rõ rệt
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Đồng bằng sông Cửu Long có mùa khô kéo dài cùng với đó là tác động của biến động khí hậu càng làm tăng thêm sự sâu sắc của mùa khô và tăng thêm hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
Câu 8: Nhân tố nào không là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?
A. Có tiền năng lớn về đất phù sa ngọt
B. Có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm
C. Có diện tích đất phèn và đất mặn lớn
D. Có sông ngòi dày đặc
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 9: Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Nước ngọt
B. Phân bón
C. Bảo vệ rừng ngập mặn
D. Cải tạo giống
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Ở vùng Đồng bằng sông Hồng có mùa khô sâu sắc, xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền nên vấn đề nước ngọt là quan trọng nhất để thao chua, rửa mặn,…
Câu 10: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. mùa khô kéo dài.
B. tài nguyên khoáng sản ít.
C. có nhiều ô trũng ngập nước.
D. đất phèn chiếm diện tích lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 11: Chủ động sống chung với lũ là phương hướng đối phó với lũ ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đông Nam Bộ.
C. Dải đồng bằng Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 12: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở ĐBSCL là
A. có nhiều cửa sông đổ ra biển
B. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
C. mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
D. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Mùa khô kéo dài từ 4 – 12 tháng → hạ thấp mực nước sông + địa hình thấp không có đê bao bọc dẫn đến nước biển dễ dàng xâm nhập, đi sâu vào đất liền gây nên tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hằng năm ở ĐBSCL.
Câu 13: Nguyên nhân nào sau đây đã làm cho trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút?
A. Khai hoang để lấy đất làm nông nghiệp, phát triển việc nuôi tôm
B. Phát triển việc nuôi tôm, cháy rừng.
C. Cháy rừng, khai hoang để lấy đất làm nông nghiệp.
D. Phát triển việc nuôi tôm, cháy rừng và khai hoang để lấy đất làm nông nghiệp.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân đã làm cho trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút là do việc khai hoang rừng để phát triển việc nuôi tôm, cháy rừng và khai hoang để lấy đất làm nông nghiệp.
Câu 14: Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải
A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.
B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.
Câu 15: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL vào mùa khô là
A. thiếu nước ngọt
B. xâm nhập mặn và phèn
C. thủy triều tác động mạnh
D. cháy rừng
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Mùa khô kéo dài làm mực nước sông hạ thấp gây nên hiện tượng thiếu nước ngọt cho sản xuất và xâm nhập mặn diễn ra mạnh. Trong điều kiện diện tích đất phèn đất mặn lớn và mở rộng, thiếu nước trong mùa khô việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Những hạn chế phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !