Lý thuyết Sự hợp tác giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa Địa lí 12

HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA

I. Lý thuyết

- Nước ta tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa

– Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

– Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích ở Biển Đông. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là:

A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới.

B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.

C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.

Hướng dẫn giải

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là: cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là:

A. có nhiều tài nguyên hải sản.

B. có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

C. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

D. thuận lợi cho phát triển giao thông biển.

Hướng dẫn giải

Các đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ giúp ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả nguồn lợi biển đảo.

⇒ Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Việc khai thác xa bờ ngày càng được đẩy mạnh do

A. nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

B. dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi phát triển thủy sản.

C. nước ven bờ có nhiều cửa sông thuận lợi cho việc nuôi trồng hơn đánh bắt.

D. giúp bảo vệ vùng biển, vùng trời và vùng thềm lục địa.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Việc khai thác xa bờ ngày càng được đẩy mạnh do tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa.

Câu 4: Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước không có liên quan trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?

A. Là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

B. Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta.

C. Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

D. Bảo vệ người lao động hoạt động nông nghiệp.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa có ý nghĩa trong việc giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta và là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

Câu 5: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa

A. là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

B. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

C. là cơ sở để nước ta tiến hành mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. là cơ sở để nước ta giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Câu 6:  Một trong những vấn đề mang tầm cỡ quốc tế đang được Nhà nước ta rất quan tâm để phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở vùng biển, đảo là :

A. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ.

B. Bảo vệ môi trường biển.

C. Thăm dò và khai thác dầu khí.

D. Giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 7:  Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển là vấn đề rất phức tạp đối nước ta, bởi vì:

A. Diện tích vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo, chung biển với nhiều nước.

B. Vùng đặc quyền kinh tế rộng.

C. Giàu tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa chiến lược.

D. Rất gần tuyến đường biển quốc tế.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 8:  Hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông và thềm lục địa là nhằm mục đích :

A. Để chuyển giao công nghệ trong việc thăm dò và khai thác chế luyện khoáng sản.

B. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi nước, giữ vững chủ quyền, phát triển ổn định trong khu vực.

C. Để giải quyết những chanh chấp về nghề cá ở Biển Đông, vùng vịnh Thái Lan.

D. Để giải quyết những chanh chấp về các đảo, quần đảo ở ngoài khơi.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 9:  Theo tuyên bố ngày 12 - 5 - 1977, vùng biển thuộc chủ quyền biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được xác định là :

A. Tính đến mép ngoài của đường cơ sở.

B. Tính đến mép ngoài của lãnh hải.

C. Tính đến mép ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải.

D. Phần phần đất chìm dưới mặt nước biển kéo dài ra ngoài lãnh hải cho đến rìa lục địa.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 10:  Vấn đề an ninh - quốc phòng trên vùng biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là do :

A. Nước ta có đường bờ biển rất dài, chung biển với rất nhiều nước trong và ngoài khu vực.

B. Vùng biển chứa đựng nguồn tài nguyên vô tận.

C. Gần tuyến đường biển quốc tế nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

D. Khai thác nguồn lợi Biển Đông là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 11:  Nguyên nhân chính để nước ta phải đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ vì

A. sản lượng hải sản lớn.

B. nhiều loài hải sản có giá trị.

C. nguồn lợi ven bờ đã cạn kiệt.

D.  góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 12:  Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì

A. Biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật, khoáng sản.

B. Nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

C. Biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển-đảo, giao thông vận tải biển.

D. Việc giao lưu hợp tác với các nước khác thông qua kinh tế biển ngày càng quan trọng.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 13: Biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh và sự phát triển lâu dài của các nước tại Biển Đông là:

A. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

B. tăng cường đối thoại hợp tác giữa các nước

C. tăng cường sức mạnh quân sự của từng nước.

D. duy trì sự hiện diện quân sự của các nước lớn.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh và sự phát triển lâu dài của các nước tại Biển Đông là tăng cường đối thoại hợp tác giữa các nước vì biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan.

Câu 14: Vì sao Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa? Nguyên nhân không đúng là:

A. Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều quốc gia

B. Đối thoại và hợp tác là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định.

C. Đối thoại để bảo vệ lợi ích chính đáng, giữ vững chủ quyền.

D. Biển Đông có nhiều tranh chấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển và thềm lục địa vì, có 3 nguyên nhân sau:

- Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều quốc gia => loại A

- Đối thoại và hợp tác là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định => loại B

- Đối thoại để bảo vệ lợi ích chính đáng, giữ vững chủ quyền => loại C

Vậy, nguyên nhân không đúng là: biển Đông có nhiều tranh chấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.

Câu 15: Nhận định không đúng trong phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên và bảo vệ an ninh quốc phòng ở biển Đông là:

A. Biển Đông đem lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.

B. Biển Đông là hướng chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước

C. Bảo vệ vùng biển và hải đảo là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước

D. Cần khai thác có hiệu quả, hợp lí nguồn tài nguyên biển đảm bảo sự phát triển bền vững cho mai sau.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Trong mục 4, trang 194 (đoạn cuối) sgk có viết: Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.

=> Như vậy việc bảo vệ vùng biển và hải đảo là trách nhiệm của tất cả người dân Việt Nam, chứ không riêng mỗi Đảng và Nhà nước. => nhận định C sai

Câu 16: Việc hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng nhất là:

A. tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

B. tăng cường tình đoàn kết giữa các nước

C. giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

D. bảo vệ được lợi ích chính đáng của nước ta.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Biển Đông là một vùng biển rộng lớn và đang có nhiều vấn đề an ninh, chính trị phức tạp, có sự tranh chấp giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, cũng như các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Vì vậy, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Sự hợp tác giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?