Lý thuyết Các vấn đề phát triển kinh tế biển ở vùng Đông Nam Bộ Địa lí 12

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

I. Lý thuyết

Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.

+ Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa 

Trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, đã và đang được khai thác. Các bể dầu khí lớn của nước ta như : Nam Côn Sơn, Cửu Long đều gắn với vùng ĐNB. Nhiều mỏ dầu khí đã được khai thác như : Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây…Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng khai thác dầu khí cả nước.

+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản

– Có nguồn lợi hải sản phong phú ở vùng biển, chiếm gần 40% trữ lượng cá biển của cả nước. Khai thác thủy sản tại các ngư trường trọng điểm liền kề như : Ninh Thuận – Bình Thuận – BR-VT và cả ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.

– Nuôi trông thủy sản ven bờ, có nhiều diện tích rừng ngập mặn có thể kết hợp nuôi tôm, nuôi trồng ở các hải đảo.

+ Du lịch biển

– Có các bãi biển có giá trị (Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải…) có giá trị đối với hoạt động du lịch.

– Nguồn nước khoáng (Bình Châu…), khu dự trữ sinh quyển (Cần Gìơ) có khả năng thu hút khách du lịch.

+ Giao thông vận tải biển

– Khả năng xây dựng và mở rộng hệ thống cảng ở TP. HCM và BR-VT.

– Khả năng mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế do nằm kề các tuyến hàng hải quốc tế.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa?

Hướng dẫn giải

* Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:

–  Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của vùng. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng.

–  Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu sẽ thu được nhiều ngoại lệ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của vùng.

–  Việc mở rộng và hoàn thiện các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng hải, cơ khí sữa chữa và đóng mới tàu…

–   Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển sẽ làm xuất hiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản.

* Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:

–  Đẩy mạnh khai thác và chế hiến dầu khí, xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, chế biến khí đốt. Phát triển tổ hợp khí – điện – đạm ở Phú Mĩ.

–  Đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là phát triển đánh bắt xa bờ.

–  Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu.

–  Phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.

–  Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

Câu 2: Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

A. đa dạng về ngành.

B. gắn liền với vùng ven biển.

C. mang lại hiệu quả cao.

D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Hướng dẫn giải

Vùng ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế biển: nghề cá, du lịch biển, vận tải biển, trong đó tài nguyên có giá trị nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam

⇒ Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí → tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

⇒ Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Do sự hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí nên khu vực Đông Nam Bộ đã có những chuyển biến nào dưới đây?

A. Có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào.

B. Có nguồn lao động đông, chuyên môn kĩ thuật cao.

C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.

D. Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tăng nhanh.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ nên đã thúc đấy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp và làm cho tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh.

Câu 4: Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh, chủ yếu do

A. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.

B. hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí.

C. tăng cường đầu tư vào ngành dệt, may, da giày.

D. phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Hướng dẫn giải

Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ

⇒ Thúc đấy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5:  Đầu mối giao thông trên bộ quan trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ là :

A. TP Hồ Chí Minh.

B. TP Biên Hòa.

C. TX Đồng Xoài.

D. TX Tây Ninh.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 6:  Hồ nhân tạo lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ tính đến năm 2007 là :

A. Hồ thủy điện Thác Mơ.

B. Hồ thủy điện Trị An.

C. Hồ thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi.

D. Hồ thủy lợi Dầu Tiếng.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 7:  Hoạt động kinh tế biển ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ là

A. khai thác, chế biến dầu khí.           

B. giao thông vận tải biển.

C. du lịch biển.                       

D. nuôi trồng thuỷ sản.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 8:  Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài thuộc tỉnh :

A. Bình Phước.

B. An Giang.

C. Tây Ninh.

D. Đồng Nai.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 9:  Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là

A. đầu tư, phát triển công nghiệp lọc – hóa dầu.

B. phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

C. tăng cường cơ sở năng lượng và thu hút đầu tư nước ngoài.

D. hiện đại hóa tam giác tăng trưởng công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 10:  Để khai thác thế mạnh về thủy điện và giao thông vận tải của sông Đồng Nai, cần chú ý:

A. Bảo vệ rừng đầu nguồn.

B. Phát triển các đội tàu thuyền và xây dựng hệ thống cảng sông ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

C. Xây dựng thêm một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên các phụ lưu.

D. Thường xuyên nạo vét lòng sông và cửa sông.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 11:  Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh / thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

A. 5.            

B. 6.              

C. 7.                                                                                           

D. 8.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 12:  Trung tâm công nghiệp chuyên ngành ở Đông Nam Bộ có thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên, lao động và cơ sở hạ tầng là :

A. Biên Hòa.

B. TP Hồ Chí Minh.

C. Vũng Tàu.

D. Bình Dương.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Các vấn đề phát triển kinh tế biển ở vùng Đông Nam Bộ Địa lí 12​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?