Luyện tập dạng Áp dụng định luật Hacdi-Vanbec cho một gen nhiều alen Sinh học 12

ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT HAC ĐI – VAN BEC CHO MỘT GEN GỒM NHIỀU ALEN

1. Phương pháp

- Giả sử một gen gồm r alen khác nhau kí hiệu A1, A2, …, Ar có tần số tương ứng lá p1, p2,…,pr. Quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng:

(A1 + A2 +…+ Ar)2 = 1 và p1 + p2 +…+ pr = 1(*)

- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn tìm được tỉ lệ alen lặn

- Dựa vào công thức (*) tính được tỉ lệ các alen còn lại từ đó xác định được cấu trúc di truyền quần thể

2. Ví dụ

Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một lôcút gồm ba alen:

C1 ( Cánh đen ) > C2 ( Cánh xám ) > C3 ( Cánh trắng ).

Trong đợt điều tra một quần thể bướm có 6500 con ở một địa phương, người ta thu được tần số các alen như sau: C1 = 0,5 ; C2 = 0,4 ; C3 = 0,1. Nếu quần thể bướm này giao phối ngẫu nhiên, hãy xác định số lượng bướm của mỗi kiểu hình?

Hướng dẫn giải

Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Áp dụng định luật Hacđi – Van bec cho một gen gồm 3 alen ta có:

- Bướm cánh đen kiểu gen C1C1, C1C2, C1C3 tần số:                            .

Số lượng bướm cánh đen: 0,75 6500 = 4875 con

- Bướm cánh xám kiểu gen: C2C2, C2C3 tần số: . Số lượng bướm cánh xám là : 0,24 6500 = 1560 con.

- Bướm cánh trắng kiểu gen C3C3 tần số 0,12 = 0,01. Số lượng bướm cánh trắng : 0,01 6500 = 65 con

3. Bài tập vận dụng

Câu 1. Một quần thể người có 36% có nhóm máu A, 12 % nhóm máu B,

3 % nhóm máu AB và 49% nhóm máu 0. Gọi p,q, r lần lượt là tần số của alen IA, IB, IO. Thì tần số của các alen trong quần thể này là:

A. p = 0,22 ;  q = 0,08 ; r = 0,7

B. p = 0,08 ; q = 0,22 ; r = 0,7

C. p = 0,7 ; q = 0,22 ; r = 0,08                         

D. p = 0,7; q = 0,08 ; r = 0,22

Câu 2. Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có một locut gen gồm 4 alen với các tần số như sau:a1(0,1), a2(0,3), a3(0,4), a4(0,2). Tần số kiểu gen a4a4 và a2a3 là:

A. 0,20 và 0,70.     

B. 0,04 và 0,24        

C. 0,08 và 0,12      

D. 0,04 và 0,12.

Câu 3. Một loài thú, locut quy định màu lông gồm 3 alen theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > a1 > a trong đó alen A quy định lông đen, a1- lông xám, a – lông trắng. Quá trình ngẫu phối ở một quần thể có tỷ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen: 0,24 lông xám: 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của 3 alen là:

A. A = 0, 4 ; a1= 0,1 ; a = 0,5

B. A = 0, 5 ; a1 = 0,2 ; a = 0,3  

C. A = 0,7 ; a1= 0,2 ; a = 0, 1

D. A = 0,3 ; a1= 0,2 ; a = 0,5

Câu 4: Ở người gen IA quy định máu A, gen IB quy định máu B, IOIO quy định máu O, IAIB quy định máu AB. Một quần thể người khi đạt trạng thái cân bằng có số người mang máu B (kiểu gen IBIB và IBIO) chiếm tỉ lệ 21%, máu A (kiểu gen IAIA và IAIO) chiếm tỉ lệ 45%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm 30%, còn lại là máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB, IO trong quần thể này là:

A. IA = 0.5 , IB = 0.3 , IO = 0.2

B. IA = 0.6 , IB = 0.1 , IO = 0.3

C. IA = 0.4 , IB = 0.2 , IO = 0.4

D. IA = 0.2 , IB = 0.7 , IO = 0.1

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

B

D

A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập dạng Áp dụng định luật Hacdi-Vanbec cho một gen nhiều alen Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?