CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ PHỐI
1. Phương pháp:
- Giả sử quần thể tự phối ban đầu có kiểu gen: x AA : y Aa: z aa
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua n thế hệ tự phối
- Tần số kiểu gen sau n thế hệ tự thụ phấn là:
AA = \(x + \frac{{1 - {{(1/2)}^n}}}{2} \times y\); Aa = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^n} \times y\): aa = \(z + \frac{{1 - {{(1/2)}^n}}}{2} \times y\)
- Lưu ý: Khi làm bài tập quần thể tự phối, không cần phải tính tần số tương đối của các alen , chỉ áp dụng công thức tính tần số của kiểu gen.
2. Ví dụ:
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu:
0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Tìm cấu trúc di truyền của quần thể sau 2 thế hệ tự phối?
Hướng dẫn giải
Tần số các kiểu gen ở thế hệ F2 là
Áp dụng công thức:
AA = \(x + \frac{{1 - {{(1/2)}^n}}}{2} \times y\); Aa = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^n} \times y\): aa =\(z + \frac{{1 - {{(1/2)}^n}}}{2} \times y\)
Ta có:
AA = \(0,2 + \frac{{1 - {{(1/2)}^2}}}{2} \times 0,6 = \)0,425 Aa = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} \times 0,6\) = 0,15
aa = \(0,2 + \frac{{1 - {{(1/2)}^2}}}{2} \times 0,6\) = 0,425
Vậy cấu trúc di truyền ở F2: 0,425AA : 0,15Aa : 0,425aa
3. Bài tập áp dụng
Câu 1. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA: 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là:
A. 64% B. 90% C. 96% D. 32%
Câu 2. Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là:
A. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa B. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa
C. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa
Câu 3. Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:
A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. B. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.
C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa.
Câu 4. Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là:
0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:
A. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa. B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
C. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa. D. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa.
Câu 5. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là:
0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | C | B | D | B |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !