Lí thuyết và trắc nghiệm Hóa 11 Chương 2 Nitơ - Photpho có đáp án

TÀI LIỆU ÔN TẬP THEO CHƯƠNG HỌC – HÓA 11

CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỀ NITƠ – HỢP CHẤT CỦA NITƠ

1. Nitơ

1.1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

- Cấu tạo phân tử: N2 (N ≡ N).

- Chất khí, không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự sống, sự cháy.

1.2. Tính chất hóa học

- Các mức oxi hóa có thể có của N: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Vì phân tử chứa liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường, nitơ là một chất ít hoạt động chỉ tham gia phản ứng ở nhiệt độ cao. Nitơ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung của Lí thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 có đáp án nhé!

2. Amoniac

2.1. Cấu tạo và tính chất vật lí

- Công thức phân tử: NH3

2.2. Tính chất hóa học

a. Tính bazơ yếu (do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N)

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

- Các phản ứng minh họa:

     + Phản ứng với nước: NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

→ Dung dịch NH3 làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung của Lí thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 có đáp án nhé!

3. MUỐI AMONI

3.1. Khái niệm và công thức tổng quát

- Muối amoni là muối của NH3 với axit.

- Công thức tổng quát: (NH4)xA.

3.2. Tính chất vật lí

- Tất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh.

(NH4)xA → xNH4+ + Ax-

- Nếu muối amoni của axit mạnh (A là gốc axit của một axit mạnh) thì thủy phân tạo môi trường axit.

NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+

3.3. Tính chất hóa học

- Tác dụng với dung dịch axit → muối mới và bazơ mới                

NH4HCO3 + HCl → NH4Cl + H2O + CO2

- Tác dụng với dung dịch bazơ → muối mới + NH3 + H2O             

NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

- Tác dụng với dung dịch muối → 2 muối mới                                 

(NH4)2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NH4Cl

- Muối amoni còn dễ bị phân hủy bởi nhiệt → NH3 và axit tương ứng.

NH4Cl → NH3 + HCl

NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2

Nếu axit tạo ra có tính oxi hóa mạnh thì axit đó sẽ oxi hóa NH­3 để tạo thành các sản phẩm khác:

NH4NO2 → N2 + 2H2O

NH4NO3 → N2O + 2H2O

B. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỀ PHOTPHO – HỢP CHẤT CỦA PHOTPHO

1. PHOTPHO

1.1. Tính chất vật lí

- Thường gặp 2 dạng thù hình phổ biến là P đỏ và P trắng.

- Photpho trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc vàng nhạt, giống sáp, cấu trúc mạng tinh thể phân tử. P trắng mềm, dễ nóng chảy. P trắng không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ; rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da; bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 400c, bảo quản bằng cách ngâm trong nước. Ở nhiệt độ thường, P trăng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

- Photpho đỏ là chất bột màu đỏ có cấu trúc polime, khó nóng chảy và khó bay hơi hơn P trắng; không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường, dễ hút ẩm và chảy rữa, bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối. Chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500c. Khi đun nóng không có không khí, P đỏ chuyển thành dạng hơi, khi làm lạnh thì hơi của nó ngưng tụ lại thành P trắng.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung của Lí thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 có đáp án nhé!

1.2. Tính chất hóa học

- Các mức oxi hóa có thể có của P: -3, 0, +3, +5.

- P hoạt động hóa học mạnh hơn N2 vì liên kết P - P kém bền hơn so với liên kết N ≡ N.

- P trắng hoạt động hơn P đỏ (vì P trắng có kiểu mạng phân tử còn P đỏ có cấu trúc kiểu polime).

a. Tính oxi hóa

P có phản ứng với nhiều kim loại → muối photphua:   2P + 3Mg → Mg3P2

Các muối photphua bị thủy phân mạnh giải phóng photphin (PH­3).

Ca3P2 + 6H2O → 2PH3 + 3Ca(OH)2

Photphin là một khí không màu rất độc, có mùi tỏi, bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ gần 1500C.

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO

Câu 1: Điểm giống nhau giữa N2 và CO2:

            A. Đều tan trong nước                                                    B. Đều có tính Oxi hóa và tính khử

            C. Đều không duy trì sự cháy và sự sống                    D. Tất cả đều đúng

Câu 3:  Cặp công thức của Litinitrua và nhôm nitrua là:

A. LiN3 và Al3N                             B. Li3N và AlN                      C. Li2N3 và Al2N3    D. Li3N2 và Al3N2

Câu 4: Muốn cho cân bằng của phản ứng nhiệt độ tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải cần phải đồng thời.

            A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ                                  C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ

            B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ                                  D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ

Câu 5: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí Hidro để điều chế 17 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.

            A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2                                          C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2

            B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2                                           D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2

Câu 6: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

            A. 5                                     B. 7                                         C.9                                      D.    21

Câu 7: Trong phương trình hóa học các phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

            A. 5                                     B.7                         C. 9                         D. 21

Câu 9: Trong các công thức sau đây, chọn công thức đúng của magie photphua

            A. Mg3(PO4)2                     B. Mg(PO3)2                          C. Mg3P2          D. Mg2P2O7

Câu 10: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch

A. Axit nitric và đồng (II) nitrat                                             

B. Đồng (II) nitrat và amoniac

C. Barihidroxit và axit photphoric                                           

D.Amoni hidrophotphat và kalihidroxit

Câu 11: Khí nitơ có thể được tạo thành phản ứng hóa học nào sau đây?

            A. Đốt cháy NH3 trong Oxi có chất xúc tác platin     B. Nhiệt phân NH4NO3

            C. Nhiệt phân AgNO3                                                       D. Nhiệt phân NH4NO2

Câu 12: Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước?

 A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4                              

C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2

B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2                                   

D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2

Câu 15: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?

  1. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước
  2. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
  3. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt

     D.Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.

Câu 16: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là  đúng?

A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit

B.Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

C.Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ

D.Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung củaLí thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải về máy tính.

Quý Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo:

Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?