LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ TUẦN HOÀN MÁU
SINH HỌC 8 NĂM 2020
A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT
1. Tuần hoàn máu và bạch huyết
a. Tuần hoàn máu
- Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch
+ Tim: có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi, có chức năng co bóp tống máu tạo lực đẩy máu vào động mạch.
+ Hệ mạch: có chức năng dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ tế bào về tim bao gồm:
- Động mạch: xuất phát từ tim.
- Tĩnh mạch: trở về tim.
- Mao mạch: nối động mạch và tĩnh mạch.
Sơ đồ tuần hoàn máu
- Vai trò của hệ tuần hoàn
+ Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực để đẩy máu.
+ Hệ mạch: Dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Từ tâm thất trái đến các cơ quan (trao đổi chất) trở về tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Từ tâm thất phải đến phổi (trao đổi khí) rồi trở về tâm nhĩ trái.
Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
⇒ Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể là nhờ hệ tuần hoàn.
b. Lưu thông bạch huyết
- Hệ bạch huyết gồm:
+ Mao mạch bạch huyết.
+ Mạch bạch huyết.
+ Hạch bạch huyết.
+ Ống bạch huyết.
Cấu tạo vòng tuần hoàn lớn
- Hệ bạch huyết được chia ra làm 2 phân hệ lớn và nhỏ:
+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể sau đó về tĩnh mạch.
+ Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể.
- Hệ bạch huyết có vai trò cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
-(Nội dung phần Tim và hệ mạch vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào?
A. Tĩnh mạch phổi
B. Tĩnh mạch chủ
C. Động mạch chủ
D. Động mạch phổi
Câu 2. Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào?
A. Mao mạch
B. Tĩnh mạch
C. Động mạch
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 3. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu?
A. 0,3 giây B. 0,4 giây
C. 0,5 giây D. 0,1 giây
Câu 5. Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu?
A. 0,6 giây B. 0,4 giây
C. 0,5 giây D. 0,3 giây
Câu 6. Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần?
A. 85 lần B. 75 lần
C. 60 lần D. 90 lần
Câu 7. Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim?
A. Động mạch dưới đòn
B. Động mạch dưới cằm
C. Động mạch vành
D. Động mạch cảnh trong
Câu 8. Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào?
A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co
B. Pha dãn chung – pha thất co – pha nhĩ co
C. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung
D. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung
Câu 9. Ở tim người, tại vị trí nào dưới đây không xuất hiện van?
A. Giữa tĩnh mạch chủ và tâm nhĩ phải
B. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái
C. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải
D. Giữa tâm thất trái và động mạch chủ
Câu 10. Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Van 3 lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co.
B. Van động mạch luôn mở, chỉ đóng khi tâm thất co.
C. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại.
D. Khi tâm thất phải co, van 3 lá sẽ mở ra.
Câu 11. Ở người, loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu đỏ thẫm?
A. Động mạch cảnh
B. Động mạch đùi
C. Động mạch cửa gan
D. Động mạch phổi
Câu 12. Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi?
A. Động mạch chủ
B. Động mạch vành tim
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Tĩnh mạch phổi
Câu 13. Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây?
A. Tĩnh mạch phổi
B. Động mạch phổi
C. Động mạch chủ
D. Tĩnh mạch chủ
Câu 14. Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào?
A. Tâm thất phải
B. Tâm nhĩ trái
C. Tâm nhĩ phải
D. Tâm thất trái
Câu 15. Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây?
A. Dạ dày B. Gan
C. Phổi D. Não
Câu 16. Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở
A. Nửa trên bên phải cơ thể.
B. Nửa dưới bên phải cơ thể.
C. Nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.
D. Nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.
Câu 17. Thành phần nào dưới đây có ở cả máu và dịch bạch huyết?
A. Huyết tương
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Tiểu cầu
D. Bạch cầu
Câu 18. Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn?
A. Tĩnh mạch dưới đòn
B. Tĩnh mạch cảnh trong
C. Tĩnh mạch thận
D. Tĩnh mạch đùi
Câu 19. Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự như thế nào?
A. Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch
B. Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch
C. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – ống BH – mạch BH – tĩnh mạch
D. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH - ống BH – tĩnh mạch
Câu 20. Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?
A. Phôtpholipit
B. Ơstrôgen
C. Côlesterôn
D. Testosterôn
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | D | B | C | B | C | D | A | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | C | C | B | C | A | B | A | D | C |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: