Bộ 30 câu trắc nghiệm chủ đề máu, bạch cầu, Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

BỘ 30 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ MÁU, BẠCH CẦU

SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1. Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành?

A. Bạch cầu ưa kiềm

B. Bạch cầu mônô

C. Bạch cầu limphô

D. Bạch cầu trung tính

Câu 2. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào?

A. Bạch cầu trung tính

B. Bạch cầu limphô

C. Bạch cầu ưa kiềm

D. Bạch cầu ưa axit

Câu 3. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của

A. Bạch cầu trung tính.

B. Bạch cầu limphô T.

C. Bạch cầu limphô B.

D. Bạch cầu ưa kiềm.

Câu 4. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?

A. Bạch cầu mônô

B. Bạch cầu limphô B

C. Bạch cầu limphô T

D. Bạch cầu ưa axit

Câu 5. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào?

A. Miễn dịch tự nhiên

B. Miễn dịch nhân tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm

D. Miễn dịch bẩm sinh

Câu 6. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?

A. Prôtêin độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

Câu 7. Cho các loại bạch cầu sau:

1. Bạch cầu mônô

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limphô

Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào?

A. 4             B. 2

C. 3             D. 1

Câu 8. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá?

A. Kháng nguyên – kháng thể

B. Kháng nguyên – kháng sinh

C. Kháng sinh – kháng thể

D. Vi khuẩn – prôtêin độc

Câu 9. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

A. Chất kháng sinh.

B. Kháng thể.

C. Kháng nguyên.

D. Prôtêin độc.

Câu 10. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây?

A. Toi gà

B. Cúm gia cầm

C. Dịch hạch

D. Cúm lợn

Câu 11. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông?

A. Cl             B. Ca2+

C. Na+             D. Ba2+

Câu 12. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

Câu 13. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Câu 14. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Câu 15. Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu?

A. 7 trường hợp

B. 3 trường hợp

C. 2 trường hợp

D. 6 trường hợp

Câu 16. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây?

A. AB

B. O

C. B

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 17. Nhóm máu không mang kháng thể anpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây?

A. O               B. B

C. A               D. AB

Câu 18. Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác?

A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.

B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 19. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 20. Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể anpha?

A. 4               B. 1

C. 2               D. 3

Câu 21. Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

A. 3 loại             B. 4 loại

C. 5 loại             D. 6 loại

Câu 22. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt

B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

C. Màu đỏ hồng

D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí

Câu 23. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi?

A. N2            B. CO2

C. O2            D. CO

Câu 24. Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây?

A. Tiêu chảy

B. Lao động nặng

C. Sốt cao

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 25. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?

A. 75%             B. 60%

C. 45%             D. 55%

Câu 26. Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Huyết tương

B. Hồng cầu

C. Bạch cầu

D. Tiểu cầu

Câu 27. Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào?

A. Hêmôerythrin

B. Hêmôxianin

C. Hêmôglôbin

D. Miôglôbin

Câu 28. Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào?

A. Nước mô

B. Máu

C. Dịch bạch huyết

D. Dịch nhân

Câu 29. Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nam giới là:

A. 4,4 – 4,6 triệu/ml máu.

B. 3,9 – 4,1 triệu/ml máu.

C. 5,4 – 5,6 triệu/ml máu.

D. 4,8 – 5 triệu/ml máu.

Câu 30. Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính?

A. 5 loại             B. 4 loại

C. 3 loại             D. 2 loại

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

B

B

A

C

A

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

A

B

A

A

D

B

C

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

B

C

D

D

B

C

A

A

C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 30 câu trắc nghiệm chủ đề máu, bạch cầu, Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để tham khảo các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?