1. Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX
Câu 1: Anh xâm lược và đặt ách Cai trị ở Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Thế kỉ X B. Thế kỉ XI C. Thế kỉ XII D. Thế kỉ XIII
Câu 2: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?
A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ
D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế
Câu 3: Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp bạo lực. B. Dùng phương pháp thương lượng,
C. Dùng phương pháp ôn hòa. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
A. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)
B. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
D. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
Câu 5: Quốc gia nào đặt cai trị ở Ấn Độ đầu tiên
A. Pháp B. Hà Lan C. Hà Lan D. Anh
Câu 6: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ
D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.
Câu 7: Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào?
A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ
B. Thi hành chính sách “ngu dân”.
C. Áp dụng chính sách "chia để trị",
D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.
Câu 8: Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm:
A. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
B. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
C. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
Câu 9: Phái “Cấp Tiến” do Ti lắc cầm đầu, có thái độ như thế nào đối với thực dân Anh
A. Ôn hoà với Anh B. Kiên quyết chống Thực dân Anh
C. Không kiên quyết chống thực dân Anh D. Lệ thuộc vào Anh
Câu 10: Thực dân Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XVIII.
C. Năm 1875. D. Thế kỉ XVI.
Câu 11: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội?
A. Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.
B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
Câu 12: Một phái dân chủ cấp tiến do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là
A. “Phái cấp tiến”. B. “Phái cực đoan”, C. “Phái ôn hòa”. D. “Phái đấu tranh”.
Câu 13: Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ?
A. Trung Quốc và Pháp. B. Anh và Mĩ.
C. Anh và Nhật. D. Anh và Pháp.
Câu 14: Khởi nghĩa Xi-pay diễn ra từ năm nào đến năm nào?
A. 1857- 1858 B. 1857- 1859 C. 1855- 1859 D. 1856- 1859
Câu 15: Cuộc nổi dậy của công nhân PomPay là cuộc đấu tranh
A. Biểu tình B. Vũ trang
C. Chính trị D. Gồm tất cả ý kiến trên
ĐÁP ÁN PHẦN 1
1 | D | 4 | B | 7 | C | 10 | B | 13 | D |
2 | D | 5 | D | 8 | A | 11 | A | 14 | B |
3 | C | 6 | A | 9 | B | 12 | B | 15 | C |
2. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
Câu 1: Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc?
A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.
C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
Câu 2: Cách mạng Tân Hợi kết thúc vào ngày nào?
A. 1/1923 B. 7/1922 C. 2/1922 D. 3/1923
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 01 - 11 - 1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc).
B. Ngày 11 - 01 - 1852. ở Quảng Đông (Trung Quốc),
C. Ngày 11 - 01 – 1851. ở Quảng Tây (Trung Quốc).
D. Ngày 01 - 01 - 1851. ở Thiên Kinh (Trung Quốc).
Câu 4: Vùng nào của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật?
A. Bắc kinh B. Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc
C. Hồng Kông D. Thượng Hải
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo?
A. Khương Hữu Vi. B. Lương Khải Siêu. C. Tôn Trung Sơn. D. Hồng Tú Toàn.
Câu 6: Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 7: Vùng Vân Nam của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng?
A. Nước Đức B. Nước Pháp C. Nước Anh D. Nước Nhật
Câu 8: Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã làm gì?
A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh.
B. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc,
C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện.
D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản.
Câu 9: Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?
A. Tỉnh Sơn Đông. B. Vùng Châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc. D. Thành phố Bắc Kinh.
Câu 10: Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 phần số 2 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN PHẦN 2
1 | B | 7 | B | 13 | D | 19 | C | 25 | D |
2 | C | 8 | C | 14 | A | 20 | C | 26 | C |
3 | C | 9 | A | 15 | B | 21 | A | 27 | C |
4 | B | 10 | A | 16 | B | 22 | C | 28 | D |
5 | D | 11 | A | 17 | A | 23 | B | 29 | B |
6 | A | 12 | D | 18 | B | 24 | C | 30 | D |
3. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Câu 1: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
Câu 2: Nét nổi bật về sự phân hóa xã hội ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Sự hình thành giai cấp vô sản mới.
B. Sự hình thành hai giai cấp mới, đó là công nhân và tư sản.
C. Sự hình thành các tầng lớp xã hội mới, đó là quý tộc và tư sản mại bản.
D. Sự đan xen tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Câu 3: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh.
B. Thái Lan được Mĩ Giúp đỡ.
C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền.
Câu 4: Philippin bị đế quốc thực dân nào xâm chiếm?
A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Pháp D. Mĩ
Câu 5: Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?
A. Nổi dậy khởi nghĩa.
B. Thành lập các tổ chức yêu nước.
C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.
D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang.
Câu 6: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á?
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 7: Hà Lan chiếm quốc gia nào?
A. Đông Ti-mo B. Việt Nam C. Brunay D. Inđônêxia
Câu 8: Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì?
A. Tây Ban Nha và Mĩ trao trả độc lập cho Phi-lip-pin.
B. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.
C. Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mĩ.
D. Tạo điều kiện cho Phi-líp-pin phát triển tư bản chủ nghĩa.
Câu 9: Quốc gia nào duy nhất ở Đông Nam Á không bị xâm lược?
A. Singapo B. Đông Ti-mo C. Thái Lan D. Brunay
Câu 10: Thực dân Anh chiếm nước nào?
A. Mã Lai, Miến Điện B. Lào, Mã Lai
C. Mã Lai, Campuchia, Miến Điện D. Xiêm, Mã Lai
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 15 phần số 3 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN PHẦN 3
1 | C | 4 | B | 7 | D | 10 | A | 13 | B |
2 | B | 5 | C | 8 | B | 11 | A | 14 | A |
3 | D | 6 | C | 9 | C | 12 | A | 15 | D |
4. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Câu 1: Những biểu hiện chủ yếu của việc Nhật Bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. Tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng,
C. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện và giữ vai trò to lớn.
D. Cả ba ý trên.
Câu 2: Trong thời gian nào, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ở Nhật Bản tăng từ 19% lên 42%?
A. Từ năm 1868 đến năm 1898. B. Từ năm 1868 đến năm 1900.
C. Từ năm 1900 đến năm 1914. D. Từ năm 1906 đến năm 1912.
Câu 3: Nhật Bản không bị biến thành thuộc địa và trở thành một cường quốc công nghiệp do
A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
B. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện (công ty Mít-xưi và Mít-su-bi-si làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển).
C. Trên con đường chuyển sang giai đọan đế quốc chủ nghĩa, Nhật xâm lược thuộc địa mạnh mẽ, đến năm 1914 thuộc địa đã mở rộng rất nhiều,từ dó gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là “chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt”.
D. A, B, C đúng
Câu 4: Kinh tế Nhật Bản phát triển mau lẹ là do
A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
B. Số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc
C. Do sự bóc lột tàn tệ của giới chủ nhân.
D. Anh hưởng của cách mạng Nga 1905
Câu 5: Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị là:
A. Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
B. Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây.
C. Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh.
D. A, B, C đúng
Câu 6: Chiến tranh Nga-Nhật xảy ra vào năm nào?
A. Năm 1904. B. Năm 1914. C. Năm 1924. D. Năm 1934.
Câu 7: Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?
A. Triều Tiên. B. Trung Quốc. C. Đông Nam Á. D. Việt Nam.
Câu 8: Nguyên nhân Minh Trị Duy Tân đất nước như thế nào?
A. Chế độ phong kiến suy thoái.
B. Xã hội Nhật mâu thuẫn không đủ sức chống lại sự xâm nhập của Âu -Mỹ .
C. Để thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược, Minh Trị Duy Tân đất nước .
D. A, B, C đúng
Câu 9: Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?
A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.
D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.
Câu 10: Chiếm quần đảo Lưu cầu ngày nào
A. 1872- 1879 B. 1904- 1900 C. 1894- 1895 D. 1912
Câu 11: Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XVIII B. Cuối thế kỉ XVIII C. Đầu thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX.
Câu 12: Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914) tỉ lệ công nghiệp của Nhật trong nền kinh tế quốc dân tăng từ:
A. 13% đến 42%. B. 19% đến 42%. C. 20% đến 42%. D. 21% dấn 42%.
Câu 13: Năm 1914 vùng đất nào của Trung Quốc trở thành thuộc địa của Nhật?
A. Bán đảo Liên Đông B. Đài loan,
C. Sơn Đồng. D. Cảng Lữ Thuận.
Câu 14: Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách gì?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. Đẩy mạnh chính sách đưa người giỏi sang học ở phương Tây.
C. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành tướng.
D. B + C đúng.
Câu 15: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì?
A. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.
B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.
C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.
D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ổn định.
ĐÁP ÁN PHẦN 4
1 | D | 4 | B | 7 | B | 10 | A | 13 | C |
2 | C | 5 | D | 8 | D | 11 | D | 14 | C |
3 | D | 6 | A | 9 | D | 12 | B | 15 | A |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Châu Á thế kỉ 18 đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử 8 năm 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tốt!